Quá trình cạnh tranh trong xu thế hội nhập đã tạo ra những bất đồng quyền lợi trong các thương vụ giao dịch thương mại ngày càng tăng về số lượng và tính chất phức tạp.
Trước thực trạng trên, việc nâng cao tính khả thi là một trong những yêu cầu trọng tâm của Dự thảo Luật Trọng tài Thương mại được Quốc hội Khóa VII thảo luận và thông qua trong kỳ họp lần này.
Tham vọng “lột xác”
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Dự thảo Luật Trọng tài Thương mại đã có nhiều điểm đột phá so với các văn bản dưới luật đã ban hành trước đó, thể hiện được tham vọng “lột xác” để trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kiêm Phó chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, tại Dự thảo, thẩm quyền của trọng tài được mở rộng hơn, trong đó các đối tượng không chỉ là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại, các chủ thể khác ngoài lĩnh vực nếu có mong muốn đưa ra trọng tài vẫn có thể được.
Các quy định về vô hiệu của thỏa thuận trọng tài cũng đã được giảm ở mức tối thiểu, tôn trọng tối đa ý kiến của các bên và thỏa thuận của trọng tài cho phù hợp với thực tiễn của Trọng tài Thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, quy trình tố tụng được nâng cao, đảm bảo tôn trọng tính chất linh hoạt, quyền tự do của các bên trên tinh thần nhanh, gọn, dứt điểm. Đặc biệt, chỉ trong một số trường hợp nhất định mới được phép hủy quyết định của trọng tài và thủ tục tố tụng của tòa án chỉ cho phép một lần xem xét chứ không để xem xét nhiều lần và kéo dài như trước.
Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng chú trọng hạn chế vi phạm trong tố tụng trọng tài đồng thời nâng cao vai trò cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài như thi hành một bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật.
Rõ ràng, nhất quán để tạo quyền
Ngoài những ý kiến đồng thuận, một số chuyên gia cũng đưa ra góp ý cho Dự thảo Luật. Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, khái niệm hoạt động thương mại chưa được pháp luật quy định thống nhất. Điều này chẳng những làm cho các trung tâm trọng tài không “đủ tự tin” để thụ lý các tranh chấp ở phạm vi rộng hơn (như tranh chấp về chứng khoán; tranh chấp giữa các cổ đông, thành viên công ty, liên doanh...) mà còn dẫn đến rủi ro các phán quyết trọng tài có thể bị tòa án hủy bất cứ lúc nào.
Cùng chung quan điểm trên, Luật sư, Trọng tài viên Phan Thông Anh, Giám đốc Công ty Luật Việt Nam lưu ý thêm, hiện nay, ngay nội bộ tòa án cũng phân định tòa dân sự, tòa kinh tế nên việc dự luật không tách bạch tranh chấp dân sự với thương mại mà gộp chung tất cả thành “tranh chấp dân sự” rất có thể sẽ gây ra sự ngộ nhận.
“Trong phần thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, cần sửa thuật ngữ ‘thương mại’ thành ‘tranh chấp dân sự, thương mại’ sẽ rõ ràng và phù hợp với thực tế hơn,” Luật sư Phan Thông Anh đề nghị.
Ông Trần Hữu Huỳnh nhấn mạnh, các quyết định của trọng tài thương mại cũng là chủ động và trong Pháp lệnh thi hành án cũng đã có qui định rõ rằng quyết định của trọng tài thương mại là phải thi hành.
Ghi nhận Dự thảo Luật Trọng tài Thương mại lần này, ông Huỳnh nhận xét: “Luật đã có qui định chặt chẽ hơn nhằm giảm khả năng lạm dụng việc hủy các quyết định của trọng tài.”
Mở rộng hơn quyền của Luật, Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cho ý kiến, với tính chất là hình thức tài phán tư, trọng tài cần được tạo điều kiện để có thể giải quyết tất cả các tranh chấp tư, bao gồm cả các tranh chấp hợp đồng và ngoài hợp đồng, trừ những quan hệ liên quan đến lợi ích công và trật tự công.
Tuyên truyền nhận thức
Để Luật Trọng tài Thương mại đi vào đời sống, ông Huỳnh cho rằng, với ưu thế trên, nếu tuyên truyền tốt và có sự hỗ trợ tốt từ phía tòa án, đi kèm với việc xây dựng đội ngũ trọng tài viên có đủ trình độ thì Nhà nước sẽ đưa ra được nhiều phương thức giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp lựa chọn hơn và giảm tải được áp lực công việc của phía tòa án.
Theo ông Huỳnh, doanh nghiệp cần phải hiểu, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có ưu thế hơn so với giải quyết các tranh chấp theo cách thông thường bởi tính linh hoạt của nó. Các bên có quyền tự do rất cao trong việc hình thành thủ tục tố tụng trọng tài, giải quyết dứt điểm một lần và có quyền tự do chọn lựa trọng tài viên phù hợp với bản chất sự việc.
“Bên cạnh đó, trong một số vụ tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì có thể lựa chọn luật để xét xử, lựa chọn ngôn ngữ để xét xử, thậm chí lựa chọn cả trọng tài viên nước ngoài để xét xử,” ông Huỳnh đưa ra dẫn chứng.
Ở các nước có nền tòa án phát triển thì trọng tài vẫn cứ phát triển vì nó phù hợp với bản chất hoạt động của các thương nhân và người ta chấp nhận các rủi ro, nếu có.
Ngoài ra, do đối tượng cần đến trọng tài thương mại thường là các doanh nhân với nhau nên các quyết định trọng tài áp dụng cho các doanh nghiệp sẽ không khó khăn như đối với bên hình sự hay dân sự.
Trường hợp không đồng thuận với phán quyết của trọng tài, doanh nghiệp không nên quá lo ngại khi chuyển sang giải quyết bằng tranh chấp công (tòa án), bởi trong luật đã qui định rất rõ, nếu vi phạm tố tụng, tức là quyền các thương nhân đó nếu không minh bạch từ phía Hội đồng trọng tài thì quyết định đó bị hủy và Hội đồng trọng tài đó sẽ bị mất uy tín.
“Thực tiễn cho thấy kinh nghiệm từ nhiều nước, việc chú trọng đưa ra các tiêu chí đối với Trọng tài Thương mại như là phải khách quan, vô tư, minh bạch... tự bản thân nó có cái hay là việc lạm dụng cơ chế trọng tài là rất khó,” ông Huỳnh khẳng định./.
Trước thực trạng trên, việc nâng cao tính khả thi là một trong những yêu cầu trọng tâm của Dự thảo Luật Trọng tài Thương mại được Quốc hội Khóa VII thảo luận và thông qua trong kỳ họp lần này.
Tham vọng “lột xác”
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Dự thảo Luật Trọng tài Thương mại đã có nhiều điểm đột phá so với các văn bản dưới luật đã ban hành trước đó, thể hiện được tham vọng “lột xác” để trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kiêm Phó chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, tại Dự thảo, thẩm quyền của trọng tài được mở rộng hơn, trong đó các đối tượng không chỉ là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại, các chủ thể khác ngoài lĩnh vực nếu có mong muốn đưa ra trọng tài vẫn có thể được.
Các quy định về vô hiệu của thỏa thuận trọng tài cũng đã được giảm ở mức tối thiểu, tôn trọng tối đa ý kiến của các bên và thỏa thuận của trọng tài cho phù hợp với thực tiễn của Trọng tài Thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, quy trình tố tụng được nâng cao, đảm bảo tôn trọng tính chất linh hoạt, quyền tự do của các bên trên tinh thần nhanh, gọn, dứt điểm. Đặc biệt, chỉ trong một số trường hợp nhất định mới được phép hủy quyết định của trọng tài và thủ tục tố tụng của tòa án chỉ cho phép một lần xem xét chứ không để xem xét nhiều lần và kéo dài như trước.
Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng chú trọng hạn chế vi phạm trong tố tụng trọng tài đồng thời nâng cao vai trò cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài như thi hành một bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật.
Rõ ràng, nhất quán để tạo quyền
Ngoài những ý kiến đồng thuận, một số chuyên gia cũng đưa ra góp ý cho Dự thảo Luật. Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, khái niệm hoạt động thương mại chưa được pháp luật quy định thống nhất. Điều này chẳng những làm cho các trung tâm trọng tài không “đủ tự tin” để thụ lý các tranh chấp ở phạm vi rộng hơn (như tranh chấp về chứng khoán; tranh chấp giữa các cổ đông, thành viên công ty, liên doanh...) mà còn dẫn đến rủi ro các phán quyết trọng tài có thể bị tòa án hủy bất cứ lúc nào.
Cùng chung quan điểm trên, Luật sư, Trọng tài viên Phan Thông Anh, Giám đốc Công ty Luật Việt Nam lưu ý thêm, hiện nay, ngay nội bộ tòa án cũng phân định tòa dân sự, tòa kinh tế nên việc dự luật không tách bạch tranh chấp dân sự với thương mại mà gộp chung tất cả thành “tranh chấp dân sự” rất có thể sẽ gây ra sự ngộ nhận.
“Trong phần thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, cần sửa thuật ngữ ‘thương mại’ thành ‘tranh chấp dân sự, thương mại’ sẽ rõ ràng và phù hợp với thực tế hơn,” Luật sư Phan Thông Anh đề nghị.
Ông Trần Hữu Huỳnh nhấn mạnh, các quyết định của trọng tài thương mại cũng là chủ động và trong Pháp lệnh thi hành án cũng đã có qui định rõ rằng quyết định của trọng tài thương mại là phải thi hành.
Ghi nhận Dự thảo Luật Trọng tài Thương mại lần này, ông Huỳnh nhận xét: “Luật đã có qui định chặt chẽ hơn nhằm giảm khả năng lạm dụng việc hủy các quyết định của trọng tài.”
Mở rộng hơn quyền của Luật, Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cho ý kiến, với tính chất là hình thức tài phán tư, trọng tài cần được tạo điều kiện để có thể giải quyết tất cả các tranh chấp tư, bao gồm cả các tranh chấp hợp đồng và ngoài hợp đồng, trừ những quan hệ liên quan đến lợi ích công và trật tự công.
Tuyên truyền nhận thức
Để Luật Trọng tài Thương mại đi vào đời sống, ông Huỳnh cho rằng, với ưu thế trên, nếu tuyên truyền tốt và có sự hỗ trợ tốt từ phía tòa án, đi kèm với việc xây dựng đội ngũ trọng tài viên có đủ trình độ thì Nhà nước sẽ đưa ra được nhiều phương thức giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp lựa chọn hơn và giảm tải được áp lực công việc của phía tòa án.
Theo ông Huỳnh, doanh nghiệp cần phải hiểu, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có ưu thế hơn so với giải quyết các tranh chấp theo cách thông thường bởi tính linh hoạt của nó. Các bên có quyền tự do rất cao trong việc hình thành thủ tục tố tụng trọng tài, giải quyết dứt điểm một lần và có quyền tự do chọn lựa trọng tài viên phù hợp với bản chất sự việc.
“Bên cạnh đó, trong một số vụ tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì có thể lựa chọn luật để xét xử, lựa chọn ngôn ngữ để xét xử, thậm chí lựa chọn cả trọng tài viên nước ngoài để xét xử,” ông Huỳnh đưa ra dẫn chứng.
Ở các nước có nền tòa án phát triển thì trọng tài vẫn cứ phát triển vì nó phù hợp với bản chất hoạt động của các thương nhân và người ta chấp nhận các rủi ro, nếu có.
Ngoài ra, do đối tượng cần đến trọng tài thương mại thường là các doanh nhân với nhau nên các quyết định trọng tài áp dụng cho các doanh nghiệp sẽ không khó khăn như đối với bên hình sự hay dân sự.
Trường hợp không đồng thuận với phán quyết của trọng tài, doanh nghiệp không nên quá lo ngại khi chuyển sang giải quyết bằng tranh chấp công (tòa án), bởi trong luật đã qui định rất rõ, nếu vi phạm tố tụng, tức là quyền các thương nhân đó nếu không minh bạch từ phía Hội đồng trọng tài thì quyết định đó bị hủy và Hội đồng trọng tài đó sẽ bị mất uy tín.
“Thực tiễn cho thấy kinh nghiệm từ nhiều nước, việc chú trọng đưa ra các tiêu chí đối với Trọng tài Thương mại như là phải khách quan, vô tư, minh bạch... tự bản thân nó có cái hay là việc lạm dụng cơ chế trọng tài là rất khó,” ông Huỳnh khẳng định./.
Đức Duy - Linh Chi