Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lưu ý ban soạn thảo Luật Thủ đô cần bảo vệ các chính kiến phù hợp với đặc thù Hà Nội trong dự thảo luật.
Ngày 10/3, phát biểu kết luận tại hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội mở rộng để nghe và cho ý kiến đối với các nội dung chủ yếu của Dự thảo Luật Thủ đô (bản Dự thảo lần thứ 6), ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá cao sự nỗ lực, trách nhiệm cao của Ban chỉ đạo và Ban soạn thảo Dự luật Thủ đô.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, soạn thảo Dự luật Thủ đô là việc mới, việc khó, lại phải làm hết sức khẩn trương, xử lý giữa cái phổ biến và đặc thù của Thủ đô, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô văn minh hiện đại. Vì vậy, Ban soạn thảo cần cố gắng ở mức tối đa để luật càng cụ thể hơn bao nhiêu tốt bấy nhiêu, phải mạnh dạn phân cấp “cái gì Hà Nội có thể làm được thì phân cấp luôn.”
Ông Phạm Quang Nghị lưu ý, trong dự thảo luật này có những quy định về "quyền” của Thủ đô thì cũng cần quy định “trách nhiệm” của Thủ đô. Bên cạnh đó, khi lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương thì ban soạn thảo phải kiên quyết bảo vệ những chính kiến phù hợp với đặc thù của Hà Nội như tăng mức phạt xử lý vi phạm hành chính, quản lý dân cư, quản lý đất đai...
Cũng tại hội nghị trên, đa phần ý kiến tại cuộc họp đều nhất trí cần phải xây dựng và ban hành Luật Thủ đô để Hà Nội có đủ cơ sở pháp lý để quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý và phát triển thủ đô Hà Nội; đồng thời sẽ tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ sát sao hơn của Trung ương, phối hợp của các địa phương, sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, tạo điều kiện cho Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, “trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.”
Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng, nội dung của luật còn chung chung, chưa cụ thể, nên rất khó đi vào cuộc sống. Vì vậy phải chờ có thông tư, nghị định hướng dẫn mới triển khai được.
“Thông thường, phải chờ vài năm mới có thông tư, nghị định hướng dẫn,” ông Nguyễn Vinh Oánh, Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội cho biết.
Hiến kế để hạn chế luật “chờ” nghị định, bà Ngô Thị Doãn Thanh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội đề nghị Ban soạn thảo vừa chỉnh sửa Luật, vừa chuẩn bị nội dung nghị định để trình Chính phủ cùng một lúc.
Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Hồng Hà, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng Ban soạn thảo cần có văn bản đối chứng giữa dự luật này với các đạo luật đã có để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ hơn, tạo sự đồng thuận cao hơn.
Với vị thế, vai trò quan trọng của Thủ đô trong sự nghiệp phát triển đất nước, nhất là sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có những thay đổi quan trọng và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong một tầm nhìn rộng lớn hơn cả về không gian và thời gian.
Đặc biệt, qua hơn 9 năm thực hiện, Pháp lệnh thủ đô Hà Nội (có hiệu lực từ ngày 3/2/2001) đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng thủ đô Hà Nội với tầm vóc và vị trí như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cùng với những yêu cầu mới của Thủ đô thì pháp lệnh đã nảy sinh một số bất cập ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, Pháp lệnh thủ đô Hà Nội rất cần được điều chỉnh phù hợp với giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là cần được phát triển thành Luật Thủ đô.
Theo dự kiến, Dự thảo Luật Thủ đô sẽ được thành phố Hà Nội trình Chính phủ xem xét chậm nhất vào ngày 15/3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất sẽ trình và xem xét thông qua Dự án Luật Thủ đô vào kỳ họp thứ 7 khóa XII để kịp đón Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Ngày 10/3, phát biểu kết luận tại hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội mở rộng để nghe và cho ý kiến đối với các nội dung chủ yếu của Dự thảo Luật Thủ đô (bản Dự thảo lần thứ 6), ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá cao sự nỗ lực, trách nhiệm cao của Ban chỉ đạo và Ban soạn thảo Dự luật Thủ đô.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, soạn thảo Dự luật Thủ đô là việc mới, việc khó, lại phải làm hết sức khẩn trương, xử lý giữa cái phổ biến và đặc thù của Thủ đô, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô văn minh hiện đại. Vì vậy, Ban soạn thảo cần cố gắng ở mức tối đa để luật càng cụ thể hơn bao nhiêu tốt bấy nhiêu, phải mạnh dạn phân cấp “cái gì Hà Nội có thể làm được thì phân cấp luôn.”
Ông Phạm Quang Nghị lưu ý, trong dự thảo luật này có những quy định về "quyền” của Thủ đô thì cũng cần quy định “trách nhiệm” của Thủ đô. Bên cạnh đó, khi lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương thì ban soạn thảo phải kiên quyết bảo vệ những chính kiến phù hợp với đặc thù của Hà Nội như tăng mức phạt xử lý vi phạm hành chính, quản lý dân cư, quản lý đất đai...
Cũng tại hội nghị trên, đa phần ý kiến tại cuộc họp đều nhất trí cần phải xây dựng và ban hành Luật Thủ đô để Hà Nội có đủ cơ sở pháp lý để quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý và phát triển thủ đô Hà Nội; đồng thời sẽ tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ sát sao hơn của Trung ương, phối hợp của các địa phương, sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, tạo điều kiện cho Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, “trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.”
Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng, nội dung của luật còn chung chung, chưa cụ thể, nên rất khó đi vào cuộc sống. Vì vậy phải chờ có thông tư, nghị định hướng dẫn mới triển khai được.
“Thông thường, phải chờ vài năm mới có thông tư, nghị định hướng dẫn,” ông Nguyễn Vinh Oánh, Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội cho biết.
Hiến kế để hạn chế luật “chờ” nghị định, bà Ngô Thị Doãn Thanh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội đề nghị Ban soạn thảo vừa chỉnh sửa Luật, vừa chuẩn bị nội dung nghị định để trình Chính phủ cùng một lúc.
Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Hồng Hà, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng Ban soạn thảo cần có văn bản đối chứng giữa dự luật này với các đạo luật đã có để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ hơn, tạo sự đồng thuận cao hơn.
Với vị thế, vai trò quan trọng của Thủ đô trong sự nghiệp phát triển đất nước, nhất là sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có những thay đổi quan trọng và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong một tầm nhìn rộng lớn hơn cả về không gian và thời gian.
Đặc biệt, qua hơn 9 năm thực hiện, Pháp lệnh thủ đô Hà Nội (có hiệu lực từ ngày 3/2/2001) đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng thủ đô Hà Nội với tầm vóc và vị trí như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cùng với những yêu cầu mới của Thủ đô thì pháp lệnh đã nảy sinh một số bất cập ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, Pháp lệnh thủ đô Hà Nội rất cần được điều chỉnh phù hợp với giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là cần được phát triển thành Luật Thủ đô.
Theo dự kiến, Dự thảo Luật Thủ đô sẽ được thành phố Hà Nội trình Chính phủ xem xét chậm nhất vào ngày 15/3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất sẽ trình và xem xét thông qua Dự án Luật Thủ đô vào kỳ họp thứ 7 khóa XII để kịp đón Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Thanh Bình (Vietnam+)