Sáng 16/10, tại Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và kỷ niệm ngày truyền thống Luật sư Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đại diện nhiều Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, cùng đông đảo các Luật sư đến dự.
Tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày 10/10 hàng năm là Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam. Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam được tổ chức với nguyên tắc thiết thực, tiết kiệm hiệu quả, tránh hình thức, giáo dục truyền thống, nâng cao đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động luật sư, gương mẫu trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh nêu rõ cách đây 68 năm, ngày 10/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 46/SL về tổ chức đoàn thể luật sư, khai sinh nghề luật sư ở Việt Nam. Đây không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với luật sư Việt Nam mà còn đặt nền móng cho nền tư pháp xã hội chủ nghĩa do dân, vì dân.
Trong 68 năm qua, tổ chức và hoạt động luật sư ngày càng phát triển. Hiện nay, cả nước có trên 8.000 luật sư thuộc 63 Đoàn luật sư. Giới luật sư đã và đang tham gia tích cực, có hiệu quả vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội, góp phần bảo vệ công lý, xây dựng một nền tư pháp dân chủ và pháp quyền, phục vụ nhân dân.
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh nhấn mạnh việc Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày 10/10 làm Ngày truyền thống luật sư Việt Nam chính là sự ghi nhận của Nhà nước về sự phát triển cũng như khẳng định vị thế, vai trò và tôn vinh những đóng góp quan trọng của giới luật sư Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Ghi nhận và nhiệt liệt hoan nghênh những thành tựu mà Liên đoàn luật sư Việt Nam và luật sư trong cả nước đã đạt được trong những năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh cả nước đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa đang được triển khai ngày càng sâu rộng. Đây là điều kiện rất thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi giới luật sư phát huy truyền thống, bản lĩnh nghề nghiệp để đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp chung và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong phát triển kinh tế-xã hội.
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các luật sư cần thực hiện tốt chức năng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, của nhà nước, của cá nhân và đây chính là chức năng mà luật pháp đã xác định và giao phó cho giới luật sư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý từng luật sư cần nhận thức sâu sắc hơn vai trò của mình trong từng việc cụ thể như tranh tụng, tư vấn, trợ giúp pháp lý; không ngừng trau dồi kiến thức luật pháp, đồng thời phải thường xuyên rèn luyện và nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ luật sư phải đi đầu trong việc tuân thủ luật pháp, tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử, độc lập, trung thực, đề cao tinh thần phụng sự công lý trong hoạt động nghề nghiệp theo chuẩn mực, quy định của luật pháp.
Để làm được điều đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng người luật sư cần phải có một cái tâm thật sự trong sáng, phải vì thân chủ, vì công lý, công bằng xã hội. Theo đó, Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư, cá nhân các luật sư cần coi việc tuân thủ Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam như một tiêu chí hàng đầu trong hoạt động hành nghề để nâng cao uy tín, vị thế của nghề luật sư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng rằng, với truyền thống tốt đẹp của mình, với tinh thần phụng sự công lý, thượng tôn pháp luật, đội ngũ luật sư sẽ phát triển lớn mạnh và có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…
Tại buổi Lễ, Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh đã phát động phong trào ”Góp đá xây dựng và bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa”./.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đại diện nhiều Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, cùng đông đảo các Luật sư đến dự.
Tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày 10/10 hàng năm là Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam. Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam được tổ chức với nguyên tắc thiết thực, tiết kiệm hiệu quả, tránh hình thức, giáo dục truyền thống, nâng cao đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động luật sư, gương mẫu trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh nêu rõ cách đây 68 năm, ngày 10/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 46/SL về tổ chức đoàn thể luật sư, khai sinh nghề luật sư ở Việt Nam. Đây không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với luật sư Việt Nam mà còn đặt nền móng cho nền tư pháp xã hội chủ nghĩa do dân, vì dân.
Trong 68 năm qua, tổ chức và hoạt động luật sư ngày càng phát triển. Hiện nay, cả nước có trên 8.000 luật sư thuộc 63 Đoàn luật sư. Giới luật sư đã và đang tham gia tích cực, có hiệu quả vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội, góp phần bảo vệ công lý, xây dựng một nền tư pháp dân chủ và pháp quyền, phục vụ nhân dân.
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh nhấn mạnh việc Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày 10/10 làm Ngày truyền thống luật sư Việt Nam chính là sự ghi nhận của Nhà nước về sự phát triển cũng như khẳng định vị thế, vai trò và tôn vinh những đóng góp quan trọng của giới luật sư Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Ghi nhận và nhiệt liệt hoan nghênh những thành tựu mà Liên đoàn luật sư Việt Nam và luật sư trong cả nước đã đạt được trong những năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh cả nước đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa đang được triển khai ngày càng sâu rộng. Đây là điều kiện rất thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi giới luật sư phát huy truyền thống, bản lĩnh nghề nghiệp để đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp chung và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong phát triển kinh tế-xã hội.
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các luật sư cần thực hiện tốt chức năng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, của nhà nước, của cá nhân và đây chính là chức năng mà luật pháp đã xác định và giao phó cho giới luật sư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý từng luật sư cần nhận thức sâu sắc hơn vai trò của mình trong từng việc cụ thể như tranh tụng, tư vấn, trợ giúp pháp lý; không ngừng trau dồi kiến thức luật pháp, đồng thời phải thường xuyên rèn luyện và nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ luật sư phải đi đầu trong việc tuân thủ luật pháp, tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử, độc lập, trung thực, đề cao tinh thần phụng sự công lý trong hoạt động nghề nghiệp theo chuẩn mực, quy định của luật pháp.
Để làm được điều đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng người luật sư cần phải có một cái tâm thật sự trong sáng, phải vì thân chủ, vì công lý, công bằng xã hội. Theo đó, Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư, cá nhân các luật sư cần coi việc tuân thủ Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam như một tiêu chí hàng đầu trong hoạt động hành nghề để nâng cao uy tín, vị thế của nghề luật sư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng rằng, với truyền thống tốt đẹp của mình, với tinh thần phụng sự công lý, thượng tôn pháp luật, đội ngũ luật sư sẽ phát triển lớn mạnh và có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…
Tại buổi Lễ, Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh đã phát động phong trào ”Góp đá xây dựng và bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa”./.
(TTXVN)