Quốc hội Iraq ngày 6/12 đã thông qua luật bầu cử sau khi các nghị sĩ đạt được thỏa thuận vào phút chót, mở đường cho việc tổ chức tổng tuyển cử vào đầu năm tới và giải tỏa phần nào những quan ngại đối với kế hoạch rút quân Mỹ khỏi nước này.
Sau nhiều ngày tranh luận, trong phiên họp khẩn cấp tối 6/12, khi chỉ còn 10 phút là đến hạn chót mà Phó Tổng thống Tareq al-Hashemi dọa sẽ bỏ phiếu phủ quyết lần thứ hai, toàn bộ 138 nghị sĩ Iraq đã nhất trí thông qua điều khoản thỏa hiệp về việc phân bổ ghế trong quốc hội để ông Hashemi có thể chấp nhận.
Chủ tịch Quốc hội Iyat al-Samarrai thông báo: "Luật bầu cử đã được thông qua với đa số nhất trí".
Hội đồng Tổng thống Iraq, trong đó có Phó Tổng thống Hashemi, sẽ ấn định thời điểm tiến hành tổng tuyển cử.
Theo luật bầu cử sửa đổi vừa được thông qua, số ghế trong Quốc hội Iraq sẽ tăng từ 275 lên 325 ghế, trong đó 310 ghế sẽ được phân bổ cho 18 tỉnh và số ghế còn lại dành cho các cộng đồng sắc tộc thiểu số và các khối nhận được sự ủng hộ trên toàn quốc nhưng không có ghế tại các tỉnh.
Trước đó, ngày 18/11, Phó Tổng thống Hashemi, một người Arập dòng Sunni, đã phủ quyết bản dự luật bầu cử đầu tiên vì cho rằng dự luật không đảm bảo quyền đại diện thỏa đáng cho những người tị nạn mà đa số là người Sunni.
Ngay sau đó, các nghị sĩ thuộc cộng đồng Shiite và người Kurd đã đáp trả bằng cách thay đổi một số điều khoản trong dự luật, theo đó tăng ghế cho người Kurd trong khi giảm ghế dành cho các tỉnh có người Arập, đặc biệt là người Sunni.
Sau khi dự luật sửa đổi được thông qua tối 6/12, ông Hashemi cho biết ông rút lại quyết định phủ quyết luật bầu cử lần hai vì luật sửa đổi dành cho cộng đồng Sunni tiếng nói chính trị lớn hơn.
Ông cũng đánh giá cao việc quốc hội thông qua luật bầu cử, cho rằng đây là "chiến thắng lịch sử" đối với người dân Iraq, đặc biệt là chính giới Iraq đã dàn xếp ổn thỏa để đưa đất nước thoát khỏi bế tắc chính trị.
Các nhà lãnh đạo khối người Kurd cũng hoan nghênh các phái đã đi đến nhất trí. Chính khách nổi tiếng người Kurd Aala al-Talabani cho rằng đây là "một thắng lợi đối với tiến trình chính trị của Iraq và luật bầu cử mới sẽ đưa đất nước thoát khỏi ngõ cụt".
Cuộc bầu cử quốc hội, theo quy định của hiến pháp phải được tổ chức trước ngày 31/1/2010, được coi là một dấu mốc quan trọng đối với nền chính trị non trẻ của Iraq.
Tuy nhiên, bất đồng giữa các phe phái xung quanh luật bầu cử dẫn tới khả năng bầu cử bị trì hoãn một tháng hoặc lâu hơn, mà hệ lụy sẽ là sự xáo trộn đối với thời gian biểu của Mỹ rút quân từng bước khỏi Iraq, theo đó rút hàng chục nghìn quân chiến đấu vào năm 2010 và rút toàn bộ quân vào cuối năm 2011.
Liên hợp quốc ngày 2/12 đề xuất ngày 27/2/2010 là thời điểm "khả thi" nhất để Iraq tiến hành tổng tuyển cử. Phái bộ Liên hợp quốc tại Iraq (UNAMI) nhận định thời điểm này được lựa chọn "xét trên cả phương diện hiến pháp cũng như thực tiễn".
Nhà Trắng ngày 6/12 đã hoan nghênh việc Quốc hội Iraq thông qua luật bầu cử, coi đó là "thời khắc quyết định đối với nền dân chủ của Iraq".
Người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs nhấn mạnh hành động pháp lý này sẽ cho phép Iraq tổ chức các cuộc bầu cử trong khuôn khổ quy định của hiến pháp./.
Sau nhiều ngày tranh luận, trong phiên họp khẩn cấp tối 6/12, khi chỉ còn 10 phút là đến hạn chót mà Phó Tổng thống Tareq al-Hashemi dọa sẽ bỏ phiếu phủ quyết lần thứ hai, toàn bộ 138 nghị sĩ Iraq đã nhất trí thông qua điều khoản thỏa hiệp về việc phân bổ ghế trong quốc hội để ông Hashemi có thể chấp nhận.
Chủ tịch Quốc hội Iyat al-Samarrai thông báo: "Luật bầu cử đã được thông qua với đa số nhất trí".
Hội đồng Tổng thống Iraq, trong đó có Phó Tổng thống Hashemi, sẽ ấn định thời điểm tiến hành tổng tuyển cử.
Theo luật bầu cử sửa đổi vừa được thông qua, số ghế trong Quốc hội Iraq sẽ tăng từ 275 lên 325 ghế, trong đó 310 ghế sẽ được phân bổ cho 18 tỉnh và số ghế còn lại dành cho các cộng đồng sắc tộc thiểu số và các khối nhận được sự ủng hộ trên toàn quốc nhưng không có ghế tại các tỉnh.
Trước đó, ngày 18/11, Phó Tổng thống Hashemi, một người Arập dòng Sunni, đã phủ quyết bản dự luật bầu cử đầu tiên vì cho rằng dự luật không đảm bảo quyền đại diện thỏa đáng cho những người tị nạn mà đa số là người Sunni.
Ngay sau đó, các nghị sĩ thuộc cộng đồng Shiite và người Kurd đã đáp trả bằng cách thay đổi một số điều khoản trong dự luật, theo đó tăng ghế cho người Kurd trong khi giảm ghế dành cho các tỉnh có người Arập, đặc biệt là người Sunni.
Sau khi dự luật sửa đổi được thông qua tối 6/12, ông Hashemi cho biết ông rút lại quyết định phủ quyết luật bầu cử lần hai vì luật sửa đổi dành cho cộng đồng Sunni tiếng nói chính trị lớn hơn.
Ông cũng đánh giá cao việc quốc hội thông qua luật bầu cử, cho rằng đây là "chiến thắng lịch sử" đối với người dân Iraq, đặc biệt là chính giới Iraq đã dàn xếp ổn thỏa để đưa đất nước thoát khỏi bế tắc chính trị.
Các nhà lãnh đạo khối người Kurd cũng hoan nghênh các phái đã đi đến nhất trí. Chính khách nổi tiếng người Kurd Aala al-Talabani cho rằng đây là "một thắng lợi đối với tiến trình chính trị của Iraq và luật bầu cử mới sẽ đưa đất nước thoát khỏi ngõ cụt".
Cuộc bầu cử quốc hội, theo quy định của hiến pháp phải được tổ chức trước ngày 31/1/2010, được coi là một dấu mốc quan trọng đối với nền chính trị non trẻ của Iraq.
Tuy nhiên, bất đồng giữa các phe phái xung quanh luật bầu cử dẫn tới khả năng bầu cử bị trì hoãn một tháng hoặc lâu hơn, mà hệ lụy sẽ là sự xáo trộn đối với thời gian biểu của Mỹ rút quân từng bước khỏi Iraq, theo đó rút hàng chục nghìn quân chiến đấu vào năm 2010 và rút toàn bộ quân vào cuối năm 2011.
Liên hợp quốc ngày 2/12 đề xuất ngày 27/2/2010 là thời điểm "khả thi" nhất để Iraq tiến hành tổng tuyển cử. Phái bộ Liên hợp quốc tại Iraq (UNAMI) nhận định thời điểm này được lựa chọn "xét trên cả phương diện hiến pháp cũng như thực tiễn".
Nhà Trắng ngày 6/12 đã hoan nghênh việc Quốc hội Iraq thông qua luật bầu cử, coi đó là "thời khắc quyết định đối với nền dân chủ của Iraq".
Người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs nhấn mạnh hành động pháp lý này sẽ cho phép Iraq tổ chức các cuộc bầu cử trong khuôn khổ quy định của hiến pháp./.
(TTXVN/Vietnam+)