Sáng 27/6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Phương pháp lựa chọn và ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung khẳng định nhu cầu đầu tư của Việt Nam từ nay đến năm 2020 là rất lớn. Ngân hàng Thế giới là đối tác song phương và hỗ trợ rất lớn cho Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được những chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng; trong đó, tập trung vào phát triển hạ tầng đô thị.
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Cledan Mandri Perrott, Trưởng Ban Tài chính, Ngân hàng Thế giới tại Singapore cho biết, trong giai đoạn lập hồ sơ, các hồ sơ dự án được lựa chọn phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ.
Theo đó, trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 của Việt Nam đề xuất có 11 ưu tiên. Phương pháp sẽ tập trung vào sáu ưu tiên là tái cơ cấu nền kinh tế để cải thiện chất lượng và tính cạnh tranh; phát triển các ngành kinh tế và các ngành công nghiệp; phát triển văn hóa, công bằng xã hội và bảo trợ xã hội; bảo vệ môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu; phát triển vùng và các khu vực đô thị, nông thôn một cách bền vững; huy động và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực để xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại.
Đối với các nhóm dự án, kế hoạch đặt ra là cần ưu tiên cho hạ tầng giao thông; hạ tầng cung cấp năng lượng; thủy lợi; đối phó với biến đổi khí hậu và phát triển đô thị; hạ tầng cơ sở khu công nghiệp; hạ tầng cho thương mại và buôn bán; hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và viễn thông; hạ tầng cho giáo dục và đào tạo.
Trong giai đoạn đánh giá, phương pháp sẽ tập trung đánh giá về tác động kinh tế như tạo tăng trưởng cho các ngành, duy trì thương mại, tạo việc làm, tính bền vững của dự án, xúc tác cho các đầu tư khác.
Tác động về xã hội và môi trường như tạo lợi ích cho cộng đồng, cải thiện (thu nhập, sức khỏe, an toàn), hội nhập, tăng trưởng toàn diện, tiếp cận nông thôn, các tác động đến môi trường.
Cùng chia sẻ kinh nghiệm, một số chuyên gia khác cho rằng phát triển hạ tầng thường có ảnh hưởng rộng, đặc biệt nếu mục tiêu dự định nhằm phục vụ cho cùng một cộng đồng hay trong cùng một khu vực địa lý.
Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng gộp có thể có ảnh hưởng thực lớn hơn so với tác động của các dự án phát triển riêng rẽ. Ngoài ra, việc xem xét đóng góp riêng của từng dự án, sự tăng trưởng của khu vực cũng sẽ được nâng cao đáng kể nếu thực hiện các dự án phát triển đa ngành.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung chia sẻ kinh nghiệm ở các nội dung như đánh giá sự tương thích với các ưu tiên chiến lược quốc gia; đánh giá và thẩm định các dự án cơ sở hạ tầng; xếp hạng và thứ tự các dự án cần được đầu tư…/.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung khẳng định nhu cầu đầu tư của Việt Nam từ nay đến năm 2020 là rất lớn. Ngân hàng Thế giới là đối tác song phương và hỗ trợ rất lớn cho Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được những chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng; trong đó, tập trung vào phát triển hạ tầng đô thị.
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Cledan Mandri Perrott, Trưởng Ban Tài chính, Ngân hàng Thế giới tại Singapore cho biết, trong giai đoạn lập hồ sơ, các hồ sơ dự án được lựa chọn phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ.
Theo đó, trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 của Việt Nam đề xuất có 11 ưu tiên. Phương pháp sẽ tập trung vào sáu ưu tiên là tái cơ cấu nền kinh tế để cải thiện chất lượng và tính cạnh tranh; phát triển các ngành kinh tế và các ngành công nghiệp; phát triển văn hóa, công bằng xã hội và bảo trợ xã hội; bảo vệ môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu; phát triển vùng và các khu vực đô thị, nông thôn một cách bền vững; huy động và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực để xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại.
Đối với các nhóm dự án, kế hoạch đặt ra là cần ưu tiên cho hạ tầng giao thông; hạ tầng cung cấp năng lượng; thủy lợi; đối phó với biến đổi khí hậu và phát triển đô thị; hạ tầng cơ sở khu công nghiệp; hạ tầng cho thương mại và buôn bán; hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và viễn thông; hạ tầng cho giáo dục và đào tạo.
Trong giai đoạn đánh giá, phương pháp sẽ tập trung đánh giá về tác động kinh tế như tạo tăng trưởng cho các ngành, duy trì thương mại, tạo việc làm, tính bền vững của dự án, xúc tác cho các đầu tư khác.
Tác động về xã hội và môi trường như tạo lợi ích cho cộng đồng, cải thiện (thu nhập, sức khỏe, an toàn), hội nhập, tăng trưởng toàn diện, tiếp cận nông thôn, các tác động đến môi trường.
Cùng chia sẻ kinh nghiệm, một số chuyên gia khác cho rằng phát triển hạ tầng thường có ảnh hưởng rộng, đặc biệt nếu mục tiêu dự định nhằm phục vụ cho cùng một cộng đồng hay trong cùng một khu vực địa lý.
Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng gộp có thể có ảnh hưởng thực lớn hơn so với tác động của các dự án phát triển riêng rẽ. Ngoài ra, việc xem xét đóng góp riêng của từng dự án, sự tăng trưởng của khu vực cũng sẽ được nâng cao đáng kể nếu thực hiện các dự án phát triển đa ngành.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung chia sẻ kinh nghiệm ở các nội dung như đánh giá sự tương thích với các ưu tiên chiến lược quốc gia; đánh giá và thẩm định các dự án cơ sở hạ tầng; xếp hạng và thứ tự các dự án cần được đầu tư…/.
Thúy Hiền (TTXVN)