Gần một thập kỷ qua, với sự phát triển đồng loạt các khu kinh tế ven biển trải dài từ Đồng bằng sông Hồng đến các vùng duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí vươn xa tới đảo Phú Quốc, vấn đề hiệu quả của các khu kinh tế đối với nền kinh tế đang thu hút sự quan tâm to lớn.
Từ thực tiễn phát triển các khu kinh tế trong thời gian qua, các chuyên gia, các nhà quản lý nhận định rằng đã đến lúc cần lựa chọn một con đường, một hướng đi phù hợp với thực lực và xu thế phát triển chung cho các khu kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Thách thức trong thu hút đầu tư
Tính đến thời điểm này, khu kinh tế mở Chu Lai và các khu kinh tế khác như Dung Quất, Nhơn Hội, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây - Lăng Cô, Vân Phong, Vân Đồn và Nam Phú Yên đã cơ bản hoàn thành quy hoạch và đang đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kết cấu hạ tầng tại các khu kinh tế hiện nay còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển.
Đây cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với các khu kinh tế để thu hút đầu tư và gia tăng hiệu quả.
Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, phân tích: cơ sở hạ tầng tại hầu hết các khu kinh tế rất yếu kém và thiếu đồng bộ bởi hình thành trên những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, thiếu hệ thống đấu nối và kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh.
So sánh với thế giới, có thể thấy chính nhờ hệ thống giao thông hiện đại như sân bay quốc tế, hệ thống đường cao tốc, tàu điện ngầm, giao thông đường thủy ở đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc), hay các phân khu chức năng có tính chuyên môn hóa cao như khu mua sắm, khu khách sạn, khu trường học, khu công nghệ thông tin ở Dubai (Các tiểu vương quốc Arập)... mới giúp cho các khu kinh tế này có sức hút lớn đối với dòng đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2010, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu kinh tế trên cả nước đạt gần 170.000 tỷ đồng. Năm 2011, kế hoạch đặt ra là cần đầu tư 40.000 tỷ đồng, trong khi ngân sách Trung ương chỉ bố trí được 8.756 tỷ đồng.
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và cả nước thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, đó là con số không nhỏ, song thực tế chỉ như “muối bỏ bể” khi tổng diện tích của 15 khu kinh tế hiện khoảng 500.250 ha và nhu cầu đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật là không giới hạn.
Theo ông Vũ Đại Thắng, các khu kinh tế ven biển chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. khu kinh tế lại có diện tích rất lớn nên công tác đền bù giải phóng mặt bằng cũng như triển khai xây dựng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi gặp biến động về giá cả, sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư dẫn tới làm chậm tiến độ thi công các công trình hạ tầng và hạn chế kết quả thu hút đầu tư từ các dự án lớn.
Điều đó lý giải vì sao các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh hiện chỉ mới chiếm khoảng 25.000ha đất, tương đương với 4% tổng diện tích của các khu kinh tế.
Ý kiến của đại diện ban quản lý các khu kinh tế còn cho thấy một bất cập khác là sự thiếu ổn định về các quy chế ưu đãi ngân sách đầu tư của Nhà nước.
Ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Trưởng ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, cho biết theo quy định trước đây, Chu Lai được phép sử dụng 100% số thu phát sinh trên địa bàn để đầu tư xây dựng hạ tầng cho đến năm 2013.
Tuy nhiên, năm 2006, quy chế này bị bãi bỏ và vốn đầu tư ngân sách bị giảm đột ngột từ 500 tỷ đồng/năm xuống dưới 100 tỷ đồng/năm khiến nhiều công trình đang thi công dở dang phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ, nên không phát huy hiệu quả. Do vậy, cơ sở hạ tầng của Chu Lai vẫn yếu kém, chưa đồng bộ là điều dễ hiểu.
Tương tự, với khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa), trong thời hạn 15 năm đầu kể từ khi hoạt động, Vân Phong sẽ được hưởng ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm không thấp hơn toàn bộ nguồn thu ngân sách trên địa bàn dành cho phát triển cơ sở hạ tầng, song chưa đầy 4 năm, ưu đãi này cũng bị bãi bỏ và thay thế.
Nhìn lại để đi tiếp
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định rà soát và đánh giá hiệu quả các khu kinh tế, đồng thời chủ trương không phát triển thêm mà cần lựa chọn để tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả.
Quyết sách đúng đắn này sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các khu kinh tế có thực lực và đồng nghĩa, nhiều khu kinh tế khác sẽ bế tắc do không được tiếp tục đầu tư.
Nhiều giải pháp đã được gợi mở để hỗ trợ các khu kinh tế và các địa phương nơi có khu kinh tế ứng phó với tình hình chung và dần tháo gỡ khó khăn như huy động tổng hợp các nguồn lực từ vốn ODA, FDI hay trái phiếu Chính phủ, thậm chí sử dụng hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp, BT, BOT hay đối tác công tư PPP để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng tại các khu kinh tế.
Phó giáo sư-tiến sỹ Bùi Tất Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), gợi ý cho phép huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; hay huy động vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật…
Dù lựa chọn giải pháp nào - tiếp tục đầu tư dàn trải hay lựa chọn “đầu tàu” để tập trung phát triển - cũng sẽ khó tránh khỏi sự lãng phí về tài nguyên đất đai, về nguồn lực con người và tài chính.
Tuy nhiên, sau gần một thập kỷ “thí điểm” hình thành và phát triển các khu kinh tế, đã đến lúc "chốt" lại để chọn một con đường, một hướng đi phù hợp với thực lực và xu thế phát triển chung./.
Từ thực tiễn phát triển các khu kinh tế trong thời gian qua, các chuyên gia, các nhà quản lý nhận định rằng đã đến lúc cần lựa chọn một con đường, một hướng đi phù hợp với thực lực và xu thế phát triển chung cho các khu kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Thách thức trong thu hút đầu tư
Tính đến thời điểm này, khu kinh tế mở Chu Lai và các khu kinh tế khác như Dung Quất, Nhơn Hội, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây - Lăng Cô, Vân Phong, Vân Đồn và Nam Phú Yên đã cơ bản hoàn thành quy hoạch và đang đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kết cấu hạ tầng tại các khu kinh tế hiện nay còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển.
Đây cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với các khu kinh tế để thu hút đầu tư và gia tăng hiệu quả.
Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, phân tích: cơ sở hạ tầng tại hầu hết các khu kinh tế rất yếu kém và thiếu đồng bộ bởi hình thành trên những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, thiếu hệ thống đấu nối và kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh.
So sánh với thế giới, có thể thấy chính nhờ hệ thống giao thông hiện đại như sân bay quốc tế, hệ thống đường cao tốc, tàu điện ngầm, giao thông đường thủy ở đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc), hay các phân khu chức năng có tính chuyên môn hóa cao như khu mua sắm, khu khách sạn, khu trường học, khu công nghệ thông tin ở Dubai (Các tiểu vương quốc Arập)... mới giúp cho các khu kinh tế này có sức hút lớn đối với dòng đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2010, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu kinh tế trên cả nước đạt gần 170.000 tỷ đồng. Năm 2011, kế hoạch đặt ra là cần đầu tư 40.000 tỷ đồng, trong khi ngân sách Trung ương chỉ bố trí được 8.756 tỷ đồng.
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và cả nước thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, đó là con số không nhỏ, song thực tế chỉ như “muối bỏ bể” khi tổng diện tích của 15 khu kinh tế hiện khoảng 500.250 ha và nhu cầu đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật là không giới hạn.
Theo ông Vũ Đại Thắng, các khu kinh tế ven biển chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. khu kinh tế lại có diện tích rất lớn nên công tác đền bù giải phóng mặt bằng cũng như triển khai xây dựng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi gặp biến động về giá cả, sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư dẫn tới làm chậm tiến độ thi công các công trình hạ tầng và hạn chế kết quả thu hút đầu tư từ các dự án lớn.
Điều đó lý giải vì sao các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh hiện chỉ mới chiếm khoảng 25.000ha đất, tương đương với 4% tổng diện tích của các khu kinh tế.
Ý kiến của đại diện ban quản lý các khu kinh tế còn cho thấy một bất cập khác là sự thiếu ổn định về các quy chế ưu đãi ngân sách đầu tư của Nhà nước.
Ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Trưởng ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, cho biết theo quy định trước đây, Chu Lai được phép sử dụng 100% số thu phát sinh trên địa bàn để đầu tư xây dựng hạ tầng cho đến năm 2013.
Tuy nhiên, năm 2006, quy chế này bị bãi bỏ và vốn đầu tư ngân sách bị giảm đột ngột từ 500 tỷ đồng/năm xuống dưới 100 tỷ đồng/năm khiến nhiều công trình đang thi công dở dang phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ, nên không phát huy hiệu quả. Do vậy, cơ sở hạ tầng của Chu Lai vẫn yếu kém, chưa đồng bộ là điều dễ hiểu.
Tương tự, với khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa), trong thời hạn 15 năm đầu kể từ khi hoạt động, Vân Phong sẽ được hưởng ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm không thấp hơn toàn bộ nguồn thu ngân sách trên địa bàn dành cho phát triển cơ sở hạ tầng, song chưa đầy 4 năm, ưu đãi này cũng bị bãi bỏ và thay thế.
Nhìn lại để đi tiếp
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định rà soát và đánh giá hiệu quả các khu kinh tế, đồng thời chủ trương không phát triển thêm mà cần lựa chọn để tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả.
Quyết sách đúng đắn này sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các khu kinh tế có thực lực và đồng nghĩa, nhiều khu kinh tế khác sẽ bế tắc do không được tiếp tục đầu tư.
Nhiều giải pháp đã được gợi mở để hỗ trợ các khu kinh tế và các địa phương nơi có khu kinh tế ứng phó với tình hình chung và dần tháo gỡ khó khăn như huy động tổng hợp các nguồn lực từ vốn ODA, FDI hay trái phiếu Chính phủ, thậm chí sử dụng hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp, BT, BOT hay đối tác công tư PPP để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng tại các khu kinh tế.
Phó giáo sư-tiến sỹ Bùi Tất Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), gợi ý cho phép huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; hay huy động vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật…
Dù lựa chọn giải pháp nào - tiếp tục đầu tư dàn trải hay lựa chọn “đầu tàu” để tập trung phát triển - cũng sẽ khó tránh khỏi sự lãng phí về tài nguyên đất đai, về nguồn lực con người và tài chính.
Tuy nhiên, sau gần một thập kỷ “thí điểm” hình thành và phát triển các khu kinh tế, đã đến lúc "chốt" lại để chọn một con đường, một hướng đi phù hợp với thực lực và xu thế phát triển chung./.
Thạch Huê (TTXVN/Vietnam+)