Việc mưa, lũ và lốc xảy ra cách đây 1 tuần đã gây nên một số thiệt hại đáng kể với Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Mường Phăng (xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).
Tổ bảo vệ Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng cho biết: Đêm 21/8, mưa lớn kèm gió lốc đã làm 2 cây cổ thụ bật gốc và bị đổ, 1 cây khác bị gẫy thân. Ngoài ra, mưa lớn còn làm 5 chiếc cầu bêtông (giả thân cây) bắc qua những con suối bị hư hại, trong đó có 3 cây cầu bị thiệt hại đáng kể.
Có mặt tại hiện trường chiều 27/8, phóng viên ghi nhận cây cổ thụ bị gẫy gốc to cỡ 1 người ôm, điểm gẫy cách mặt đất gần 1m.
Điều may mắn là cây cổ thụ này đã gẫy và đổ chệch hướng di tích Bếp Hoàng Cầm của Cơ quan tham mưu Chiến dịch Điện Biên Phủ. Toàn bộ thân cây đã được cưa thành những khúc nằm ngổn ngang trên đường đi.
Cánh đó không xa, gần lán làm việc của Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, một cây cổ thụ khác có chiều dài trên 20m cũng bị bật gốc, một phần ngọn đã ngăn lối đi trong trong khuôn viên di tích và đã được Tổ bảo vệ di tích cắt bỏ, tạo hành lang thông thoáng cho du khách tham quan, du lịch.
Thiệt hại nặng nhất là cây cầu bắc qua suối (gần lán làm việc của Ban thông tin chiến dịch), toàn bộ chiều dài cây cầu đã bị nước lũ cuốn trôi, dạt về một phía mố cầu; ngay cạnh đó là một khúc thân cây cổ thụ lâu ngày mắc cạn, vướng đá. Lòng suối lổn nhổn đá kích cỡ khác nhau.
Hiện, sự chậm chễ trong công tác sửa chữa, tôn tạo di tích này của cơ quan chức năng đã gây khó khăn cho nhiều du khách khi lên đây tham quan.
Nhiều đoàn du khách khi qua cây cầu này đã phải rất vất vả khi vượt qua, trong số đó không ít du khách là cựu chiến binh cao tuổi.
Bác Đình 83 tuổi, du khách đến từ tỉnh Vĩnh Phúc sau khi cùng hơn 10 người khác “đánh vật” với thân cây gỗ và dải đá lô nhô nơi cây cầu hỏng cho biết: "Chúng tôi vào đây tham quan, du lịch để hiểu hơn về lịch sử, cảm thông với những khó khăn, thiếu thốn của thế hệ những người lính, đồng đội mà chúng tôi phải khó nhọc đi trên “cây cầu” như thế này thấy thất vọng và buồn lắm. Chúng tôi tuổi cao, sức yếu, nếu có sẩy chân ngã suối thì không biết thế nào".
Vì vậy, ngành du lịch tỉnh Điện Biên và Bảo tàng lịch sử Điện Biên Phủ cần sớm có giải pháp khắc phục, trùng tu, tôn tạo lại những hạng mục đã bị hư hỏng do mưa lũ để sớm trả lại vẻ đẹp vốn có của di tích này./.
Tổ bảo vệ Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng cho biết: Đêm 21/8, mưa lớn kèm gió lốc đã làm 2 cây cổ thụ bật gốc và bị đổ, 1 cây khác bị gẫy thân. Ngoài ra, mưa lớn còn làm 5 chiếc cầu bêtông (giả thân cây) bắc qua những con suối bị hư hại, trong đó có 3 cây cầu bị thiệt hại đáng kể.
Có mặt tại hiện trường chiều 27/8, phóng viên ghi nhận cây cổ thụ bị gẫy gốc to cỡ 1 người ôm, điểm gẫy cách mặt đất gần 1m.
Điều may mắn là cây cổ thụ này đã gẫy và đổ chệch hướng di tích Bếp Hoàng Cầm của Cơ quan tham mưu Chiến dịch Điện Biên Phủ. Toàn bộ thân cây đã được cưa thành những khúc nằm ngổn ngang trên đường đi.
Cánh đó không xa, gần lán làm việc của Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, một cây cổ thụ khác có chiều dài trên 20m cũng bị bật gốc, một phần ngọn đã ngăn lối đi trong trong khuôn viên di tích và đã được Tổ bảo vệ di tích cắt bỏ, tạo hành lang thông thoáng cho du khách tham quan, du lịch.
Thiệt hại nặng nhất là cây cầu bắc qua suối (gần lán làm việc của Ban thông tin chiến dịch), toàn bộ chiều dài cây cầu đã bị nước lũ cuốn trôi, dạt về một phía mố cầu; ngay cạnh đó là một khúc thân cây cổ thụ lâu ngày mắc cạn, vướng đá. Lòng suối lổn nhổn đá kích cỡ khác nhau.
Hiện, sự chậm chễ trong công tác sửa chữa, tôn tạo di tích này của cơ quan chức năng đã gây khó khăn cho nhiều du khách khi lên đây tham quan.
Nhiều đoàn du khách khi qua cây cầu này đã phải rất vất vả khi vượt qua, trong số đó không ít du khách là cựu chiến binh cao tuổi.
Bác Đình 83 tuổi, du khách đến từ tỉnh Vĩnh Phúc sau khi cùng hơn 10 người khác “đánh vật” với thân cây gỗ và dải đá lô nhô nơi cây cầu hỏng cho biết: "Chúng tôi vào đây tham quan, du lịch để hiểu hơn về lịch sử, cảm thông với những khó khăn, thiếu thốn của thế hệ những người lính, đồng đội mà chúng tôi phải khó nhọc đi trên “cây cầu” như thế này thấy thất vọng và buồn lắm. Chúng tôi tuổi cao, sức yếu, nếu có sẩy chân ngã suối thì không biết thế nào".
Vì vậy, ngành du lịch tỉnh Điện Biên và Bảo tàng lịch sử Điện Biên Phủ cần sớm có giải pháp khắc phục, trùng tu, tôn tạo lại những hạng mục đã bị hư hỏng do mưa lũ để sớm trả lại vẻ đẹp vốn có của di tích này./.
Xuân Tiến (TTXVN)