Hiện nay, gần 300 hộ dân ở hai xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây (Cần Đước-Long An), sống dọc theo hai bên bờ kênh Nước Mặn có chiều dài 4km, đang đối mặt với cảnh mất đất, mất nhà và có nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân là do triều cường và lượng tàu, thuyền qua lại tấp nập làm đất sạt lở ngày một ăn sâu vào đất liền.
Theo người dân sống khu vực trên cho biết, lúc cao điểm có đến 2.000 lượt tàu, thuyền qua lại trên kênh Nước Mặn, làm sóng đánh dập vào bờ và cứ thế theo thời gian sóng khoét sâu vào đất.
Đây là đoạn kênh huyết mạch vừa rút ngắn khoảng cách hơn 10km (so với chạy vòng cặp theo ven biển), vừa là đoạn tránh bão khi tàu, thuyền từ các tỉnh miền Tây về Thành phố Hồ Chí Minh.
Để chủ động đối phó với tình trạng sạt lở, nhiều hộ dân sống cặp bờ kênh đã chung tay, góp sức, góp tiền của xây bờ rào ximăng để chặn nước. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, bờ rào hoàn toàn không chịu được áp lực của nước, không ngăn được tình trạng sạt lở.
Đoạn được kè đá thì bị sụp chân kè, đoạn không được kè bị sóng đánh khoét sâu, xoáy mòn làm sụp lún cả đường đi. Việc sụp, lún làm cho mặt đường và nền đất cứ thấp dần và nghiêng hẳn về phía bờ kè, nên vào ba tháng cuối năm, lúc triều cường cao, người dân sống trong cảnh nước ngập gần 0,5m.
Người dân nơi đây rất mong chính quyền địa phương quan tâm, gấp rút xây dựng bờ kè hoặc có phương án di dời đến những nơi an toàn để cuộc sống ổn định, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra về người và tài sản./.
Nguyên nhân là do triều cường và lượng tàu, thuyền qua lại tấp nập làm đất sạt lở ngày một ăn sâu vào đất liền.
Theo người dân sống khu vực trên cho biết, lúc cao điểm có đến 2.000 lượt tàu, thuyền qua lại trên kênh Nước Mặn, làm sóng đánh dập vào bờ và cứ thế theo thời gian sóng khoét sâu vào đất.
Đây là đoạn kênh huyết mạch vừa rút ngắn khoảng cách hơn 10km (so với chạy vòng cặp theo ven biển), vừa là đoạn tránh bão khi tàu, thuyền từ các tỉnh miền Tây về Thành phố Hồ Chí Minh.
Để chủ động đối phó với tình trạng sạt lở, nhiều hộ dân sống cặp bờ kênh đã chung tay, góp sức, góp tiền của xây bờ rào ximăng để chặn nước. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, bờ rào hoàn toàn không chịu được áp lực của nước, không ngăn được tình trạng sạt lở.
Đoạn được kè đá thì bị sụp chân kè, đoạn không được kè bị sóng đánh khoét sâu, xoáy mòn làm sụp lún cả đường đi. Việc sụp, lún làm cho mặt đường và nền đất cứ thấp dần và nghiêng hẳn về phía bờ kè, nên vào ba tháng cuối năm, lúc triều cường cao, người dân sống trong cảnh nước ngập gần 0,5m.
Người dân nơi đây rất mong chính quyền địa phương quan tâm, gấp rút xây dựng bờ kè hoặc có phương án di dời đến những nơi an toàn để cuộc sống ổn định, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra về người và tài sản./.
Thanh Bình (TTXVN)