Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho rằng phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt lại có hại hơn là lợi.
Mỗi năm, hàng triệu đàn ông trên thế giới đi kiểm tra, phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt. Trong số đó, cứ sáu người thì có một người bị căn bệnh này tấn công.
Richard Ablin, giáo sư Bệnh học và Miễn dịch học thuộc Đại học Y Arizona cho rằng: “Chúng ta đã chẩn đoán quá mức đối với căn bệnh này và điều trị quá mức cho quá nhiều đàn ông. Cách thức kiểm tra sức khỏe hiện nay đang có nhiều vấn đề không ổn.”
Trong khi đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông độ tuổi từ 50-65 có thể giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra tới gần một nửa. Tuy nhiên, ngay cả công bố của các nhà nhà nghiên cứu này trên tạp chí Lancet tuần này cũng có lưu ý: “Nguy cơ của việc chẩn đoán quá mức là đáng kể.”
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong trong các bệnh về ung thư, cướp đi sinh mạng 1/35 đàn ông mỗi năm. Ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt trước khi nó lan rộng có thể cải thiện cơ hội sống sót thêm 5 năm cho từ 30% đến gần 100% bệnh nhân.
Các tế bào trong tuyến tiền liệt thường tiết là một loại protein có tên kháng nguyên tuyến tiền liệt đặc trưng (PSA). Kiểm tra máu có thể đo được nồng độ PSA mà qua đó cho thấy một chỉ dấu của ung thư tuyến tiền liệt.
Phần lớn bác sĩ đều coi hơn 4 nanogram PSA trên mỗi ml máu là vạch đỏ của xét nghiệm này. Vấn đề đặt ra là có nên phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt hay không?
Theo giáo sư Ablin và những người chỉ trích phương pháp xét nghiệm PSA là PSA không phải là đặc trưng cho ung thư.
Các chứng bệnh lành tính khác như phì đại tuyến tiền liệt hay viêm sưng tuyến tiền liệt cũng có thể khiến chỉ số PSA tăng cao. Điều đó có nghĩa là xét nghiệm này bản thân nó không phải là một chỉ dấu đáng tin cậy cho ung thư tuyến tiền liệt.
Theo một nghiên cứu năm 1997 xuất bản trên tạp chí Ung thư cho thấy, trong số những đàn ông có chỉ số PSA lớn hơn 4, thì 65-75% không hề bị ung thư.
Và năm 2004, các nhà nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Y học New England Journal of Medicine rằng 15% đàn ông có chỉ số PSA dưới 4 lại dính phải căn bệnh ung thư.
Với xét nghiệm PSA, hai nghiên cứu lớn năm 2009, một ở Mỹ và một ở châu Âu, đã tìm thấy những lợi ích của việc phát hiện sớm.
Nghiên cứu ở Mỹ nhận thấy phát hiện sớm PSA hàng năm đi kèm với kiểm tra lâm sàng DRE (digital rectal exam) không có tác động nào đối với các ca tử vong ung thư tuyến tiền liệt trong 11 năm tới.
Nghiên cứu của châu Âu cho thấy kiểm tra PSA cứ bốn năm một lần đã giúp làm giảm các ca tử vong tới 20%. Nhưng với mỗi sinh mạng được cứu sống đó, các bác sĩ phải kiểm tra 1.410 đàn ông và tiến hành các phương pháp điều trị không đáng có đối với 48 người trong số này.
Ngoài ra, phẫu thuật và xạ trị tuyến tiền liệt có thể gây ra chứng tiểu không kìm được và bất lực. Chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân sau điều trị cũng rất đáng lưu tâm vì phải phụ thuộc vào thuốc chữa rối loạn cương dương và mang tã giấy người lớn trong suốt quãng đời còn lại./.
Mỗi năm, hàng triệu đàn ông trên thế giới đi kiểm tra, phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt. Trong số đó, cứ sáu người thì có một người bị căn bệnh này tấn công.
Richard Ablin, giáo sư Bệnh học và Miễn dịch học thuộc Đại học Y Arizona cho rằng: “Chúng ta đã chẩn đoán quá mức đối với căn bệnh này và điều trị quá mức cho quá nhiều đàn ông. Cách thức kiểm tra sức khỏe hiện nay đang có nhiều vấn đề không ổn.”
Trong khi đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông độ tuổi từ 50-65 có thể giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra tới gần một nửa. Tuy nhiên, ngay cả công bố của các nhà nhà nghiên cứu này trên tạp chí Lancet tuần này cũng có lưu ý: “Nguy cơ của việc chẩn đoán quá mức là đáng kể.”
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong trong các bệnh về ung thư, cướp đi sinh mạng 1/35 đàn ông mỗi năm. Ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt trước khi nó lan rộng có thể cải thiện cơ hội sống sót thêm 5 năm cho từ 30% đến gần 100% bệnh nhân.
Các tế bào trong tuyến tiền liệt thường tiết là một loại protein có tên kháng nguyên tuyến tiền liệt đặc trưng (PSA). Kiểm tra máu có thể đo được nồng độ PSA mà qua đó cho thấy một chỉ dấu của ung thư tuyến tiền liệt.
Phần lớn bác sĩ đều coi hơn 4 nanogram PSA trên mỗi ml máu là vạch đỏ của xét nghiệm này. Vấn đề đặt ra là có nên phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt hay không?
Theo giáo sư Ablin và những người chỉ trích phương pháp xét nghiệm PSA là PSA không phải là đặc trưng cho ung thư.
Các chứng bệnh lành tính khác như phì đại tuyến tiền liệt hay viêm sưng tuyến tiền liệt cũng có thể khiến chỉ số PSA tăng cao. Điều đó có nghĩa là xét nghiệm này bản thân nó không phải là một chỉ dấu đáng tin cậy cho ung thư tuyến tiền liệt.
Theo một nghiên cứu năm 1997 xuất bản trên tạp chí Ung thư cho thấy, trong số những đàn ông có chỉ số PSA lớn hơn 4, thì 65-75% không hề bị ung thư.
Và năm 2004, các nhà nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Y học New England Journal of Medicine rằng 15% đàn ông có chỉ số PSA dưới 4 lại dính phải căn bệnh ung thư.
Với xét nghiệm PSA, hai nghiên cứu lớn năm 2009, một ở Mỹ và một ở châu Âu, đã tìm thấy những lợi ích của việc phát hiện sớm.
Nghiên cứu ở Mỹ nhận thấy phát hiện sớm PSA hàng năm đi kèm với kiểm tra lâm sàng DRE (digital rectal exam) không có tác động nào đối với các ca tử vong ung thư tuyến tiền liệt trong 11 năm tới.
Nghiên cứu của châu Âu cho thấy kiểm tra PSA cứ bốn năm một lần đã giúp làm giảm các ca tử vong tới 20%. Nhưng với mỗi sinh mạng được cứu sống đó, các bác sĩ phải kiểm tra 1.410 đàn ông và tiến hành các phương pháp điều trị không đáng có đối với 48 người trong số này.
Ngoài ra, phẫu thuật và xạ trị tuyến tiền liệt có thể gây ra chứng tiểu không kìm được và bất lực. Chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân sau điều trị cũng rất đáng lưu tâm vì phải phụ thuộc vào thuốc chữa rối loạn cương dương và mang tã giấy người lớn trong suốt quãng đời còn lại./.
Cao Phong (Vietnam+)