Trong đời huấn luyện viên bóng đá, khi được giữ trọng trách dẫn dắt đội tuyển quốc gia là đỉnh cao và là vinh dự lớn. Vậy nhưng, ở Việt Nam hiện nay thì ngược lại, chiếc “ghế nóng” này vẫn đang bị bỏ trống, không ai mặn mà, mặc dù thời điểm này đáng lẽ đã được định đoạt. Vì sao câu chuyện này lại khó khăn đến vậy?
10 năm qua, Việt Nam chuyên sử dụng huấn luyện viên ngoại, nhưng không những không đưa được bóng đá nước nhà lên đỉnh cao khu vực (mới đoạt huy chương bạc SEA Games) mà thậm chí còn tụt dốc. Đặc biệt mới đây nhất, năm 2011 đội tuyển Việt Nam trắng tay tại SEA Games 26 và chỉ dành Á quân AFF Cup.
5 tháng qua, vị trí mà huấn luyện viên Falko Goetz để lại vẫn chưa có người kế nhiệm. Sở dĩ vậy, vì bóng đá Việt Nam đang tìm kiếm phương thức quản lý, điều hành mới, trong đó ưu tiên cho huấn luyện viên nội. Có 2 phương án được đặt ra là: huấn luyện viên chuyên trách và huấn luyện viên kiêm nhiệm câu lạc bộ. Vậy nhưng, cả hai phương án trên có những ưu thế và khó khăn riêng, dẫn tới các nhà quản lý đau đầu và loay hoay xử lý.
Ngày 9/5, ông Nguyễn Lân Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cho biết, hiện đang khó khăn trong việc lựa chọn huấn luyện viên. Ngày 10/5, VFF sẽ báo cáo Tổng cục Thể dục, Thể thao cho ý kiến chỉ đạo và quyết định.
Ông Trung nhấn mạnh, mặc dù khó khăn chọn huấn luyện viên nội, nhưng sẽ không tính đến phương án huấn luyện viên ngoại. Đã một thời gian dài sử dụng huấn luyện viên ngoại và nay phải đổi mới. Trước mắt VFF tôn trọng ý kiến các huấn luyện viên, nhưng nếu thỏa hiệp không được sẽ thuyết phục, vận động, thậm chí phải áp dụng các biện pháp quy định hành chính.
VFF vừa qua đã có các cuộc làm việc với các huấn luyện viên: Nguyễn Hữu Thắng (Sông Lam Nghệ An), Huỳnh Đức (SHB Đà Nẵng), Phan Thanh Hùng (câu lạc bộ Hà Nội T&T). Đây là 3 ứng cử viên nặng ký và lọt vào “vòng chung kết” cho chiếc ghế huấn luyện viên trưởng. Tuy nhiên, các huấn luyện viên trên đều từ chối và chỉ đồng ý khi được kiêm nhiệm cả câu lạc bộ. Họ đều đưa ra các lí do khác nhau, kể cả khó khăn về gia đình…
Nhưng bản chất đằng sau câu chuyện này có thể thấy, không chỉ đơn thuần là lí do cá nhân. Một phần các huấn luyện viên vẫn chưa dám mạnh dạn, tự tin nắm quyền dẫn dắt đội tuyển quốc gia. Nhưng phần khác, họ còn e ngại bởi lên tuyển mà thất bại thì sẽ hết đường lùi về câu lạc bộ, trong khi bóng đá nước nhà đang còn phập phù thì khả năng chưa thành công ngay là tỷ lệ rất lớn. Và ai cũng biết huấn luyện viên sẽ phải chịu một áp lực khủng khiếp từ dư luận và khán giả, nếu đội tuyển không đạt được kết quả như mong muốn. Họ quên mất việc cần nhìn nhận đúng - nền bóng đá nước nhà đang ở đâu. Bên cạnh đó, môi trường làm việc, tính tự chủ của các huấn luyện viên trong việc quyết định những việc thuộc thẩm quyền, vẫn chưa được đề cao như hiện nay cũng khiến họ chưa mặn mà.
Phương án chọn huấn luyện viên ngoại và huấn luyện viên nội đều có “hay” – “dở” riêng, nhưng chúng ta vẫn quyết tâm ưu tiên chọn bằng được huấn luyện viên nội. huấn luyện viên ngoại mặc dù trình độ chuyên môn hơn hẳn, nhưng lại chưa hiểu nền bóng đá Việt Nam, phong tục tập quán, ngôn ngữ, lối chơi và quan trọng hơn cả là chưa quy tụ được các thành viên trong đội thành một khối thống nhất.
Hiện nay, nếu chúng ta chọn huấn luyện viên nội chuyên trách đã là một khó khăn về mặt chuyên môn, chưa nói đến huấn luyện viên nội lại kiêm nhiệm cả câu lạc bộ thì càng tạo ra một lỗ hổng lớn. Bởi như vậy, huấn luyện viên một lúc sẽ phải lo quá nhiều việc, di chuyển đi lại, đầu tư công sức, thời gian cho vị trí quan trọng này.
Nhìn sang các nước láng giềng khu vực: Malaysia - Huy chương Vàng và Indonesia - Huy chương Bạc tại SEA Games 26 vừa qua, họ đều sử dụng huấn luyện viên nội và đã có những thành công vượt bậc.
Đội tuyển Việt Nam chuẩn bị có các trận giao hữu với đội tuyển Trung Quốc và Hồng Kong (Trung Quốc) và cuối năm nay tham dự AFF Cup. Phương án chọn huấn luyện viên đang cần được khẩn trương quyết định. Trong đó, phương án ký hợp đồng ngắn hạn 4 tháng, sau đó huấn luyện viên lại quay về câu lạc bộ cũng cần được cân nhắc kỹ./.
10 năm qua, Việt Nam chuyên sử dụng huấn luyện viên ngoại, nhưng không những không đưa được bóng đá nước nhà lên đỉnh cao khu vực (mới đoạt huy chương bạc SEA Games) mà thậm chí còn tụt dốc. Đặc biệt mới đây nhất, năm 2011 đội tuyển Việt Nam trắng tay tại SEA Games 26 và chỉ dành Á quân AFF Cup.
5 tháng qua, vị trí mà huấn luyện viên Falko Goetz để lại vẫn chưa có người kế nhiệm. Sở dĩ vậy, vì bóng đá Việt Nam đang tìm kiếm phương thức quản lý, điều hành mới, trong đó ưu tiên cho huấn luyện viên nội. Có 2 phương án được đặt ra là: huấn luyện viên chuyên trách và huấn luyện viên kiêm nhiệm câu lạc bộ. Vậy nhưng, cả hai phương án trên có những ưu thế và khó khăn riêng, dẫn tới các nhà quản lý đau đầu và loay hoay xử lý.
Ngày 9/5, ông Nguyễn Lân Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cho biết, hiện đang khó khăn trong việc lựa chọn huấn luyện viên. Ngày 10/5, VFF sẽ báo cáo Tổng cục Thể dục, Thể thao cho ý kiến chỉ đạo và quyết định.
Ông Trung nhấn mạnh, mặc dù khó khăn chọn huấn luyện viên nội, nhưng sẽ không tính đến phương án huấn luyện viên ngoại. Đã một thời gian dài sử dụng huấn luyện viên ngoại và nay phải đổi mới. Trước mắt VFF tôn trọng ý kiến các huấn luyện viên, nhưng nếu thỏa hiệp không được sẽ thuyết phục, vận động, thậm chí phải áp dụng các biện pháp quy định hành chính.
VFF vừa qua đã có các cuộc làm việc với các huấn luyện viên: Nguyễn Hữu Thắng (Sông Lam Nghệ An), Huỳnh Đức (SHB Đà Nẵng), Phan Thanh Hùng (câu lạc bộ Hà Nội T&T). Đây là 3 ứng cử viên nặng ký và lọt vào “vòng chung kết” cho chiếc ghế huấn luyện viên trưởng. Tuy nhiên, các huấn luyện viên trên đều từ chối và chỉ đồng ý khi được kiêm nhiệm cả câu lạc bộ. Họ đều đưa ra các lí do khác nhau, kể cả khó khăn về gia đình…
Nhưng bản chất đằng sau câu chuyện này có thể thấy, không chỉ đơn thuần là lí do cá nhân. Một phần các huấn luyện viên vẫn chưa dám mạnh dạn, tự tin nắm quyền dẫn dắt đội tuyển quốc gia. Nhưng phần khác, họ còn e ngại bởi lên tuyển mà thất bại thì sẽ hết đường lùi về câu lạc bộ, trong khi bóng đá nước nhà đang còn phập phù thì khả năng chưa thành công ngay là tỷ lệ rất lớn. Và ai cũng biết huấn luyện viên sẽ phải chịu một áp lực khủng khiếp từ dư luận và khán giả, nếu đội tuyển không đạt được kết quả như mong muốn. Họ quên mất việc cần nhìn nhận đúng - nền bóng đá nước nhà đang ở đâu. Bên cạnh đó, môi trường làm việc, tính tự chủ của các huấn luyện viên trong việc quyết định những việc thuộc thẩm quyền, vẫn chưa được đề cao như hiện nay cũng khiến họ chưa mặn mà.
Phương án chọn huấn luyện viên ngoại và huấn luyện viên nội đều có “hay” – “dở” riêng, nhưng chúng ta vẫn quyết tâm ưu tiên chọn bằng được huấn luyện viên nội. huấn luyện viên ngoại mặc dù trình độ chuyên môn hơn hẳn, nhưng lại chưa hiểu nền bóng đá Việt Nam, phong tục tập quán, ngôn ngữ, lối chơi và quan trọng hơn cả là chưa quy tụ được các thành viên trong đội thành một khối thống nhất.
Hiện nay, nếu chúng ta chọn huấn luyện viên nội chuyên trách đã là một khó khăn về mặt chuyên môn, chưa nói đến huấn luyện viên nội lại kiêm nhiệm cả câu lạc bộ thì càng tạo ra một lỗ hổng lớn. Bởi như vậy, huấn luyện viên một lúc sẽ phải lo quá nhiều việc, di chuyển đi lại, đầu tư công sức, thời gian cho vị trí quan trọng này.
Nhìn sang các nước láng giềng khu vực: Malaysia - Huy chương Vàng và Indonesia - Huy chương Bạc tại SEA Games 26 vừa qua, họ đều sử dụng huấn luyện viên nội và đã có những thành công vượt bậc.
Đội tuyển Việt Nam chuẩn bị có các trận giao hữu với đội tuyển Trung Quốc và Hồng Kong (Trung Quốc) và cuối năm nay tham dự AFF Cup. Phương án chọn huấn luyện viên đang cần được khẩn trương quyết định. Trong đó, phương án ký hợp đồng ngắn hạn 4 tháng, sau đó huấn luyện viên lại quay về câu lạc bộ cũng cần được cân nhắc kỹ./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)