“Ra lò” mỗi năm khoảng 2.000 thạc sĩ nhưng đến nay, Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn chưa tìm được chuẩn chất lượng cho những luận văn, luận án của học viên.
Đây cũng là lý do trường tổ chức Hội thảo khoa học Chuẩn chất lượng luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ vào sáng nay, ngày 16/11/2012.
Không chỉ riêng Đại học Kinh tế Quốc dân, việc chưa thống nhất những tiêu chí cho những luận văn, luận án cũng là tình trạng chung của rất nhiều trường đại học hiện nay, là một trong những nguyên nhân dẫn đến dung lượng luận văn thì nhiều nhưng "chất lượng chẳng bao nhiêu."
Công nghệ "cắt, dán"
Tham dự hội thảo, nhiều đại biểu đều cho rằng các luận văn, luận án hiện nay hầu hết đều chưa đạt yêu cầu, còn nhiều sai phạm từ nội dung đến hình thức, từ tên đề tài đến trình bày phần kết luận.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Kim Thanh, mặc dù quy mô đào tạo thạc sĩ tăng nhưng chất lượng lại đang giảm, nội dung luận văn không có nhiều sáng tạo và phần lớn đều do công nghệ “cắt – dán”. Học viên “xào xáo” rất “nghệ thuật” nên là một thách thức với người hướng dẫn để có thể nhận ra.
Có những luận văn không xào xáo nhưng nghiên cứu định tính rất thấp. Hiếm có một nghiên cứu nào mang tính điều tra rõ rệt, phỏng vấn chuyên gia hay có phần thực nghiệm.
Đây cũng là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Đình Chiến. Theo ông Chiến, kết quả phân tích thực tế của các luận văn thường sơ sài và mang tính nhận định chủ quan, thiếu bằng chứng thực tế. Điều này kéo theo phần giải pháp chỉ là định hướng chung chung.
Cũng theo ông Chiến, các luận văn, luận án thậm chí yếu ngay từ lựa chọn đề tài. Đề tài hoặc quá rộng, hoặc quá hẹp, hoặc quá đơn giản, hoặc quá cao siêu, tỷ lệ trùng lặp rất lớn nên càng dễ dẫn đến hiện tượng sao chép. Cấu trúc phổ biến theo kiểu truyền thống gồm lý thuyết, thực trạng và giải pháp nên thiếu tính sáng tạo.
Sự trùng lặp về nội dung, khuôn mẫu về cấu trúc dẫn đến các luận văn thường “na ná” như nhau. “Đọc xuyên suốt từ đầu đến cuối một số luận án tiến sĩ, người đọc sẽ nhận thấy sự dễ đãi, cảm tính, hơi tùy tiện, có phần còn mơ hồ, lủng củng, lộn xộn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu thường được nhắc lại tên đề tài, không làm sáng tỏ điều gì, hoàn toàn như phần viết thừa; phương pháp nghiên cứu thì hầu như các luận án phát biểu giống nhau bất kể nghiên cứu về cái gì, trong lĩnh vực gì,” Tiến sĩ Nguyễn Quốc Duy nói.
Loay hoay tìm chuẩn
Sự “bát nháo” trong việc làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, có một nguyên nhân khá quan trọng là sự thiếu thống nhất về chuẩn mực. Điều này khiến không chỉ học viên viết nghiên cứu một cách cảm tính mà ngay cả giảng viên cũng cho điểm một cách hời hợt.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng cho biết, trên thế giới không có chuẩn mực luận án tiến sĩ chung cho các trường. Bản thân các trường thông thường cũng chỉ đưa ra yêu cầu về định dạng và hình thức luận án. Tuy vậy, các giáo sư vẫn có sự thống nhất tương đối cao về yêu cầu và chuẩn mực nội dung, phương pháp của luận án. Đây là sự thống nhất ngầm định, dựa trên sự nhất quan trong quan niệm về chuẩn mực của nghiên cứu khoa học.
Ở nước ta, một sự thống nhất, dù là công khai hay ngầm định, về chuẩn mực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh là không lớn. “Điều này đang gây khó khăn không nhỏ cho các nghiên cứu sinh, giáo viên hướng dẫn, và cả các thành viên hội đồng chấm. Điều này đang đặt ra yêu cầu cần có một sự thống nhất chung về chuẩn mực của luận án tiến sĩ,” ông Thắng chia sẻ.
Và để hiện thực hóa yêu cầu này, tại Hội thảo, các nhà giáo đã đưa ra khá nhiều bộ tiêu chí, tiêu chuẩn khác nhau cho các luận văn, luận án, từ yêu cầu về nội dung đến hình thức, bố cục.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác có thể thấy hiện các luận văn, luận án ở nước ta được chấm khá chặt chẽ với ít nhất hai vòng giám khảo, nhưng chất lượng vẫn thấp. Nguyên nhân, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Kim Thanh, đó là do trình độ và ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ hướng dẫn quá dễ dãi với học viên, do người học không thực sự nghiêm túc học tập và nghiên cứu, học không gắn với ứng dụng trong chuyên môn mà chỉ để lấy bằng.
Và lý do quan trọng nhất là "văn hóa cho điểm" khá dễ dãi ở bậc sau đại học. Trong các hội đồng chấm, nhiều giám khảo nhận xét rất nghiêm khắc nhưng khi cho điểm thực lại rất cao. “Điều này làm hình thành tư tưởng giám khảo nhận xét thế nào cũng được, miễn là cho điểm cao nên đã không khuyến khích người học học tập và nghiên cứu nghiêm túc,” ông Thanh nói.
Như vậy, nếu không cải thiện được yếu tố quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của cả người học, người hướng dẫn lẫn hội đồng giám khảo thì dù có đưa tiêu chuẩn nào cũng khó cải thiện được tình trạng yếu kém về chất lượng của các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng như của hệ đào tạo sau đại học hiện nay./.
Đây cũng là lý do trường tổ chức Hội thảo khoa học Chuẩn chất lượng luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ vào sáng nay, ngày 16/11/2012.
Không chỉ riêng Đại học Kinh tế Quốc dân, việc chưa thống nhất những tiêu chí cho những luận văn, luận án cũng là tình trạng chung của rất nhiều trường đại học hiện nay, là một trong những nguyên nhân dẫn đến dung lượng luận văn thì nhiều nhưng "chất lượng chẳng bao nhiêu."
Công nghệ "cắt, dán"
Tham dự hội thảo, nhiều đại biểu đều cho rằng các luận văn, luận án hiện nay hầu hết đều chưa đạt yêu cầu, còn nhiều sai phạm từ nội dung đến hình thức, từ tên đề tài đến trình bày phần kết luận.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Kim Thanh, mặc dù quy mô đào tạo thạc sĩ tăng nhưng chất lượng lại đang giảm, nội dung luận văn không có nhiều sáng tạo và phần lớn đều do công nghệ “cắt – dán”. Học viên “xào xáo” rất “nghệ thuật” nên là một thách thức với người hướng dẫn để có thể nhận ra.
Có những luận văn không xào xáo nhưng nghiên cứu định tính rất thấp. Hiếm có một nghiên cứu nào mang tính điều tra rõ rệt, phỏng vấn chuyên gia hay có phần thực nghiệm.
Đây cũng là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Đình Chiến. Theo ông Chiến, kết quả phân tích thực tế của các luận văn thường sơ sài và mang tính nhận định chủ quan, thiếu bằng chứng thực tế. Điều này kéo theo phần giải pháp chỉ là định hướng chung chung.
Cũng theo ông Chiến, các luận văn, luận án thậm chí yếu ngay từ lựa chọn đề tài. Đề tài hoặc quá rộng, hoặc quá hẹp, hoặc quá đơn giản, hoặc quá cao siêu, tỷ lệ trùng lặp rất lớn nên càng dễ dẫn đến hiện tượng sao chép. Cấu trúc phổ biến theo kiểu truyền thống gồm lý thuyết, thực trạng và giải pháp nên thiếu tính sáng tạo.
Sự trùng lặp về nội dung, khuôn mẫu về cấu trúc dẫn đến các luận văn thường “na ná” như nhau. “Đọc xuyên suốt từ đầu đến cuối một số luận án tiến sĩ, người đọc sẽ nhận thấy sự dễ đãi, cảm tính, hơi tùy tiện, có phần còn mơ hồ, lủng củng, lộn xộn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu thường được nhắc lại tên đề tài, không làm sáng tỏ điều gì, hoàn toàn như phần viết thừa; phương pháp nghiên cứu thì hầu như các luận án phát biểu giống nhau bất kể nghiên cứu về cái gì, trong lĩnh vực gì,” Tiến sĩ Nguyễn Quốc Duy nói.
Loay hoay tìm chuẩn
Sự “bát nháo” trong việc làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, có một nguyên nhân khá quan trọng là sự thiếu thống nhất về chuẩn mực. Điều này khiến không chỉ học viên viết nghiên cứu một cách cảm tính mà ngay cả giảng viên cũng cho điểm một cách hời hợt.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng cho biết, trên thế giới không có chuẩn mực luận án tiến sĩ chung cho các trường. Bản thân các trường thông thường cũng chỉ đưa ra yêu cầu về định dạng và hình thức luận án. Tuy vậy, các giáo sư vẫn có sự thống nhất tương đối cao về yêu cầu và chuẩn mực nội dung, phương pháp của luận án. Đây là sự thống nhất ngầm định, dựa trên sự nhất quan trong quan niệm về chuẩn mực của nghiên cứu khoa học.
Ở nước ta, một sự thống nhất, dù là công khai hay ngầm định, về chuẩn mực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh là không lớn. “Điều này đang gây khó khăn không nhỏ cho các nghiên cứu sinh, giáo viên hướng dẫn, và cả các thành viên hội đồng chấm. Điều này đang đặt ra yêu cầu cần có một sự thống nhất chung về chuẩn mực của luận án tiến sĩ,” ông Thắng chia sẻ.
Và để hiện thực hóa yêu cầu này, tại Hội thảo, các nhà giáo đã đưa ra khá nhiều bộ tiêu chí, tiêu chuẩn khác nhau cho các luận văn, luận án, từ yêu cầu về nội dung đến hình thức, bố cục.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác có thể thấy hiện các luận văn, luận án ở nước ta được chấm khá chặt chẽ với ít nhất hai vòng giám khảo, nhưng chất lượng vẫn thấp. Nguyên nhân, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Kim Thanh, đó là do trình độ và ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ hướng dẫn quá dễ dãi với học viên, do người học không thực sự nghiêm túc học tập và nghiên cứu, học không gắn với ứng dụng trong chuyên môn mà chỉ để lấy bằng.
Và lý do quan trọng nhất là "văn hóa cho điểm" khá dễ dãi ở bậc sau đại học. Trong các hội đồng chấm, nhiều giám khảo nhận xét rất nghiêm khắc nhưng khi cho điểm thực lại rất cao. “Điều này làm hình thành tư tưởng giám khảo nhận xét thế nào cũng được, miễn là cho điểm cao nên đã không khuyến khích người học học tập và nghiên cứu nghiêm túc,” ông Thanh nói.
Như vậy, nếu không cải thiện được yếu tố quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của cả người học, người hướng dẫn lẫn hội đồng giám khảo thì dù có đưa tiêu chuẩn nào cũng khó cải thiện được tình trạng yếu kém về chất lượng của các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng như của hệ đào tạo sau đại học hiện nay./.
Phạm Mai (Vietnam+)