Theo nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Proceedings of the American National Academy of Sciences của Mỹ ngày 19/11, loài vượn cũng trải qua trạng thái u sầu vào giữa vòng đời của chúng giống như thời kỳ khủng hoảng tuổi trung niên ở con người.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu đối với 508 con vượn ở 65 sở thú và trung tâm nghiên cứu ở Mỹ, Australia, Canada, Singapore và Nhật Bản, bằng cách tổng hợp ý kiến thăm dò từ các nhân viên sở thú và những người theo dõi khác.
Họ nhận thấy mức độ vui vẻ của những con vượn được thể hiện trên biểu đồ có dạng hình chữ U, tức đạt mức thấp vào giữa vòng đời của chúng.
Tác giả của nghiên cứu, ông Andrew Oswald - một nhà thống kê tại Đại học Warwick ở Anh, khẳng định phát hiện này chứng tỏ xu hướng buồn chán khi đến tuổi trung niên ở con người có thể được truyền lại trong quá trình tiến hóa, do những thay đổi về thể chất và hormone, chứ không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ cuộc sống hiện đại.
Theo ông Oswald, sinh vật học và sinh lý học phải là những hướng giải thích chính cho hiện tượng này vì đó là những đặc điểm chung giữa con người và vượn, bởi vượn không có tài sản thế chấp, không ly hôn, không phải đóng tiền học phí và không đối mặt với tất cả những yếu tố gây căng thẳng khác trong cuộc sống hiện đại.
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học nhận thấy trạng thái vui vẻ hạnh phúc ở con người đạt mức cao nhất ở độ tuổi 20, sau đó giảm xuống cho đến khoảng 45 tuổi, rồi lại tăng lên và đạt đỉnh vào khoảng 70 tuổi./.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu đối với 508 con vượn ở 65 sở thú và trung tâm nghiên cứu ở Mỹ, Australia, Canada, Singapore và Nhật Bản, bằng cách tổng hợp ý kiến thăm dò từ các nhân viên sở thú và những người theo dõi khác.
Họ nhận thấy mức độ vui vẻ của những con vượn được thể hiện trên biểu đồ có dạng hình chữ U, tức đạt mức thấp vào giữa vòng đời của chúng.
Tác giả của nghiên cứu, ông Andrew Oswald - một nhà thống kê tại Đại học Warwick ở Anh, khẳng định phát hiện này chứng tỏ xu hướng buồn chán khi đến tuổi trung niên ở con người có thể được truyền lại trong quá trình tiến hóa, do những thay đổi về thể chất và hormone, chứ không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ cuộc sống hiện đại.
Theo ông Oswald, sinh vật học và sinh lý học phải là những hướng giải thích chính cho hiện tượng này vì đó là những đặc điểm chung giữa con người và vượn, bởi vượn không có tài sản thế chấp, không ly hôn, không phải đóng tiền học phí và không đối mặt với tất cả những yếu tố gây căng thẳng khác trong cuộc sống hiện đại.
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học nhận thấy trạng thái vui vẻ hạnh phúc ở con người đạt mức cao nhất ở độ tuổi 20, sau đó giảm xuống cho đến khoảng 45 tuổi, rồi lại tăng lên và đạt đỉnh vào khoảng 70 tuổi./.
Huy Lê (Vietnam+)