Tiến sĩ Nguyễn Xuân Niệm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang cho biết, loài voọc bạc Đông Dương sống ở một số núi đá vôi trên địa bàn huyện Kiên Lương đang có nguy cơ “mất nhà.”
Nguyên nhân là do những dãy núi đá vôi ở khu vực này đã và đang bị khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của loài voọc này, nhất là tại khu vực núi đá vôi Bãi Voi, Khoe Lá đang nằm trong kế hoạch tiếp tục khai thác.
Tiến sĩ Niệm cho biết thêm: Năm 2007, các nhà khoa học phát hiện đàn voọc bạc Đông Dương 23 con sống tại vùng núi đá vôi Bãi Voi. Do Núi Bãi Voi nằm trong kế hoạch khai thác của Công ty Holcim nên tỉnh Kiên Giang đã đề nghị Công ty Holcim không khai thác 15 ha để "có chỗ" cho đàn voọc bạc Đông Dương sinh sống. Mặc dù vậy loài voọc này hiện vẫn bị tác động bất lợi do nổ mìn khai thác đá và thiếu các yếu tố cần thiết, bền vững cho môi trường sinh thái.
Năm 2009, điều tra ở núi Khoe Lá, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện một đàn voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini) được xếp vào loại “Cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ Việt Nam, với số lượng 78 con.
Do núi đá vôi Khoe Lá chuẩn bị được khai thác, vì vậy tỉnh Kiên Giang đang nghiên cứu các phương án cứu hộ đàn Voọc bạc Đông Dương này, trong đó phương án có tính khả thi và hiệu quả nhất là di dời đàn voọc bạc Đông Dương về núi Hòn Chông (Kiên Lương) thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Kiên Giang đã được UNESCO công nhận năm 2006.
Vùng núi này thỏa mãn một số điều kiện tự nhiên cần thiết cho voọc sinh sống như: núi đất nhưng có diện tích đá vôi lớn không giao khai thác công nghiệp; một số loài voọc từng sống ở đây; thức ăn, nước uống thích hợp; ít bị tác động của con người.
Tỉnh chỉ đạo cho ngành chức năng thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái thảm thực vật của núi đất Hòn Chông phục vụ đánh giá khả năng tiếp nhận voọc bạc Đông Dương di dời từ các núi đá vôi huyện Kiên Lương.” Như vậy, đàn voọc bạc Đông Dương ở núi Khoe Lá và một số núi đá vôi khác đang chờ ngày di dời đến “nhà mới” trên núi Hòn Chông để tiếp tục sinh trưởng và phát triển./.
Nguyên nhân là do những dãy núi đá vôi ở khu vực này đã và đang bị khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của loài voọc này, nhất là tại khu vực núi đá vôi Bãi Voi, Khoe Lá đang nằm trong kế hoạch tiếp tục khai thác.
Tiến sĩ Niệm cho biết thêm: Năm 2007, các nhà khoa học phát hiện đàn voọc bạc Đông Dương 23 con sống tại vùng núi đá vôi Bãi Voi. Do Núi Bãi Voi nằm trong kế hoạch khai thác của Công ty Holcim nên tỉnh Kiên Giang đã đề nghị Công ty Holcim không khai thác 15 ha để "có chỗ" cho đàn voọc bạc Đông Dương sinh sống. Mặc dù vậy loài voọc này hiện vẫn bị tác động bất lợi do nổ mìn khai thác đá và thiếu các yếu tố cần thiết, bền vững cho môi trường sinh thái.
Năm 2009, điều tra ở núi Khoe Lá, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện một đàn voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini) được xếp vào loại “Cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ Việt Nam, với số lượng 78 con.
Do núi đá vôi Khoe Lá chuẩn bị được khai thác, vì vậy tỉnh Kiên Giang đang nghiên cứu các phương án cứu hộ đàn Voọc bạc Đông Dương này, trong đó phương án có tính khả thi và hiệu quả nhất là di dời đàn voọc bạc Đông Dương về núi Hòn Chông (Kiên Lương) thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Kiên Giang đã được UNESCO công nhận năm 2006.
Vùng núi này thỏa mãn một số điều kiện tự nhiên cần thiết cho voọc sinh sống như: núi đất nhưng có diện tích đá vôi lớn không giao khai thác công nghiệp; một số loài voọc từng sống ở đây; thức ăn, nước uống thích hợp; ít bị tác động của con người.
Tỉnh chỉ đạo cho ngành chức năng thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái thảm thực vật của núi đất Hòn Chông phục vụ đánh giá khả năng tiếp nhận voọc bạc Đông Dương di dời từ các núi đá vôi huyện Kiên Lương.” Như vậy, đàn voọc bạc Đông Dương ở núi Khoe Lá và một số núi đá vôi khác đang chờ ngày di dời đến “nhà mới” trên núi Hòn Chông để tiếp tục sinh trưởng và phát triển./.
Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam)