Sau khi nghiên cứu hóa thạch của động vật tiền sử, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cháy rừng là nguyên nhân chính dẫn tới sự tuyệt chủng của loài voi Mamút khổng lồ.
Để vén bức màn bí mật về sự biến mất thần bí của loài voi Mamút, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân.
Một số nhà khoa học cho rằng, do khí hậu ấm lên buộc chúng phải di cư tới vùng phía Bắc, vì thế khu vực hoạt động của chúng bị thu hẹp, thức ăn thực vật thiếu hụt không đáp ứng nhu cầu vì thế đã dẫn đến sự tuyệt chủng.
Cũng có quan điểm khác cho rằng tốc độ sinh trưởng của voi Mamút rất chậm là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng. Ngoài ra còn có một số quan điểm cho rằng sự va chạm của các tiểu hành tinh với Trái Đất là những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của voi Mamút.
Tiến sỹ Jacqueline Gill thuộc Đại học Wisconsin (Mỹ) cùng nhóm các nhà khoa học đã tiến hành kiểm nghiệm trầm tích tại một hồ nước ở Indiana và phát hiện lượng lớn loài nấm chỉ tồn tại trong phân của động vật khổng lồ có vú chuyên ăn cỏ.
Phát hiện chứng tỏ khu vực này từng là nơi phân bố rộng lớn của các loài động vật khổng lồ có vú ăn cỏ, trong đó có loài voi Mamút.
Trong lớp trầm tích còn có phấn hoa cổ và bụi cácbon, chứng minh rằng vào thời kỳ đó rừng núi thường xuyên xảy ra các đám cháy khủng khiếp, dẫn đến sự biến đổi cực lớn đối với sự đa dạng hóa của thực vật. Điều này đã dẫn đến các loài cây và thực vật vốn là nguồn thức ăn và dinh dưỡng phong phú cho các loài động vật có vú đã bị thiêu trụi và không thể mọc lại được.
Chris Johnson thuộc Đại học James Cook Queensland (Australia) thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi thành công trong việc tìm ra những chứng cứ về mối liên hệ mật thiết giữa sự kiện sinh thái quan trọng (sự mất đi của động vật khổng lồ) với hậu quả môi trường”./.
Để vén bức màn bí mật về sự biến mất thần bí của loài voi Mamút, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân.
Một số nhà khoa học cho rằng, do khí hậu ấm lên buộc chúng phải di cư tới vùng phía Bắc, vì thế khu vực hoạt động của chúng bị thu hẹp, thức ăn thực vật thiếu hụt không đáp ứng nhu cầu vì thế đã dẫn đến sự tuyệt chủng.
Cũng có quan điểm khác cho rằng tốc độ sinh trưởng của voi Mamút rất chậm là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng. Ngoài ra còn có một số quan điểm cho rằng sự va chạm của các tiểu hành tinh với Trái Đất là những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của voi Mamút.
Tiến sỹ Jacqueline Gill thuộc Đại học Wisconsin (Mỹ) cùng nhóm các nhà khoa học đã tiến hành kiểm nghiệm trầm tích tại một hồ nước ở Indiana và phát hiện lượng lớn loài nấm chỉ tồn tại trong phân của động vật khổng lồ có vú chuyên ăn cỏ.
Phát hiện chứng tỏ khu vực này từng là nơi phân bố rộng lớn của các loài động vật khổng lồ có vú ăn cỏ, trong đó có loài voi Mamút.
Trong lớp trầm tích còn có phấn hoa cổ và bụi cácbon, chứng minh rằng vào thời kỳ đó rừng núi thường xuyên xảy ra các đám cháy khủng khiếp, dẫn đến sự biến đổi cực lớn đối với sự đa dạng hóa của thực vật. Điều này đã dẫn đến các loài cây và thực vật vốn là nguồn thức ăn và dinh dưỡng phong phú cho các loài động vật có vú đã bị thiêu trụi và không thể mọc lại được.
Chris Johnson thuộc Đại học James Cook Queensland (Australia) thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi thành công trong việc tìm ra những chứng cứ về mối liên hệ mật thiết giữa sự kiện sinh thái quan trọng (sự mất đi của động vật khổng lồ) với hậu quả môi trường”./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)