Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Anh cho thấy, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu khiến cho diện tích thảo nguyên bị thu hẹp và làm giảm thiểu nguồn thức ăn của voi Mamút là nguyên nhân chủ yếu khiến loài động vật to lớn này bị tuyệt chủng.
Kết quả nghiên cứu trên đã bác lại một số quan điểm trước đây cho rằng việc con người săn bắn và phá hoại môi trường sống động vật đã làm voi Mamút bị tuyệt chủng.
Voi Mamút là loài động vật có thể hình tương tự loài voi Châu Á hiện nay, trên cơ thể có nhiều lông dài và dày.
Vào thời kỳ khí hậu băng giá (khoảng từ 1,8 triệu năm trước công nguyên đến 10.000 năm trước công nguyên), voi Mamút từng sinh sống rộng khắp tại khu vực phía Bắc đại lục Âu-Á. Cách ngày nay khoảng 10.000 năm, voi Mamút đột nhiên tuyệt chủng. Sự kiện này được cho là tiêu chí đánh dấu sự kết thúc thời đại băng hà.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân voi Mamút tuyệt chủng. Các chứng cứ khảo cổ cho thấy, voi Mamút từng là đối tượng săn bắt chủ yếu của người nguyên thủy.
Nhiều người cho rằng nhiều động vật to lớn bao gồm cả voi Mamút bị tuyệt chủng là do sự tiến bộ trong kỹ thuật săn bắn của con người, và các hoạt động nông nghiệp thời kỳ đầu đã tàn phá môi trường sống của loài voi này.
Nhóm các nhà khoa học quốc tế đứng đầu là các nhà khoa học thuộc Đại học Durham (Anh) sau khi tiến hành mô phỏng tình trạng thảm thực vật và khí hậu Bắc bán cầu vào thời kỳ voi Mamút tuyệt chủng đã chỉ ra, sự ảnh hưởng đối với thảm thực vật do biến đổi khí hậu gây ra chính là nguyên nhân chủ yếu khiến voi Mamút tuyệt chủng.
Các nhà khoa học cho biết, sự biến đổi khí hậu khiến cho môi trường sống của động vật biến đổi to lớn, động vật thân hình lớn là loài bị ảnh hưởng trước tiên, điều này rất tương đồng với thế giới hiện tại.
Nghiên cứu trên có thể làm tài liệu tham khảo giúp dự báo hậu quả đối với sự biến đổi khốc liệt của khí hậu toàn cầu do hoạt động của con người gây ra./.
Kết quả nghiên cứu trên đã bác lại một số quan điểm trước đây cho rằng việc con người săn bắn và phá hoại môi trường sống động vật đã làm voi Mamút bị tuyệt chủng.
Voi Mamút là loài động vật có thể hình tương tự loài voi Châu Á hiện nay, trên cơ thể có nhiều lông dài và dày.
Vào thời kỳ khí hậu băng giá (khoảng từ 1,8 triệu năm trước công nguyên đến 10.000 năm trước công nguyên), voi Mamút từng sinh sống rộng khắp tại khu vực phía Bắc đại lục Âu-Á. Cách ngày nay khoảng 10.000 năm, voi Mamút đột nhiên tuyệt chủng. Sự kiện này được cho là tiêu chí đánh dấu sự kết thúc thời đại băng hà.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân voi Mamút tuyệt chủng. Các chứng cứ khảo cổ cho thấy, voi Mamút từng là đối tượng săn bắt chủ yếu của người nguyên thủy.
Nhiều người cho rằng nhiều động vật to lớn bao gồm cả voi Mamút bị tuyệt chủng là do sự tiến bộ trong kỹ thuật săn bắn của con người, và các hoạt động nông nghiệp thời kỳ đầu đã tàn phá môi trường sống của loài voi này.
Nhóm các nhà khoa học quốc tế đứng đầu là các nhà khoa học thuộc Đại học Durham (Anh) sau khi tiến hành mô phỏng tình trạng thảm thực vật và khí hậu Bắc bán cầu vào thời kỳ voi Mamút tuyệt chủng đã chỉ ra, sự ảnh hưởng đối với thảm thực vật do biến đổi khí hậu gây ra chính là nguyên nhân chủ yếu khiến voi Mamút tuyệt chủng.
Các nhà khoa học cho biết, sự biến đổi khí hậu khiến cho môi trường sống của động vật biến đổi to lớn, động vật thân hình lớn là loài bị ảnh hưởng trước tiên, điều này rất tương đồng với thế giới hiện tại.
Nghiên cứu trên có thể làm tài liệu tham khảo giúp dự báo hậu quả đối với sự biến đổi khốc liệt của khí hậu toàn cầu do hoạt động của con người gây ra./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)