Các loài dơi ở Indonesia đang bị đe dọa, khi 4 trong tổng số 225 loài hiện đã gần như ở mức tuyệt chủng.
Chuyên gia hàng đầu về dơi Ibnu Maryanto thuộc Trung tâm nghiên cứu sinh học, Viện Khoa học Indonesia (LIPI) cho biết đó là các loài Otomops Johstonoi (ở Flores và Alor), Neoptenus Trostii (ở Sulawesi), Rouseptus Linduenst (ở hồ Lindu, Sulawesi) và Otomops Forrmosus (ở Java).
Theo các nhà khoa học, tình trạng khai thác, phá rừng bừa bãi và hoạt động khai thác quá mức tại các khu vực núi đá vôi - môi trường sống quen thuộc của dơi - là những yếu tố chủ yếu đe dọa và làm giảm số lượng loài dơi.
Giám đốc LIPI Lukman Hakim nói rằng dơi đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ thống sinh thái và có ích đối với cuộc sống con người, khi nó là một trong những động vật có vú, ăn côn trùng tự nhiên và thụ phấn cho thực vật.
Trong tổng số 225 loài dơi ở Indonesia, có 75 loài ăn trái cây, côn trùng và thụ phấn, 148 là loài ăn côn trùng giúp con người chống lại côn trùng và bệnh tật.
Trong một giờ một con dơi có thể ăn 6.000 con côn trùng. Vì vậy, sẽ dễ thấy bệnh sốt rét do muỗi gây ra sẽ phổ biến như thế nào nếu loài dơi không còn. Hiện ngành trồng trọt Indonesia đã thấy rõ ảnh hưởng của sự suy giảm số lượng dơi trong vai trò như côn trùng thụ phấn.
Đáng tiếc là môi trường sống quen thuộc của loài dơi đã bị con người can thiệp và hủy hoại ở khắp Indonesia, từ Jakarta, đến Bogor, từ Depok đến Bekasi, cũng như tại hầu hết các khu rừng trong cả nước.
Ông Lukman Hakim cho biết LIPI rất quan tâm đến môi trường và sẽ tăng cường hợp tác với các nhà nghiên cứu về dơi ở Đông Nam Á và trên thế giới.
LIPI đã tổ chức hội thảo quốc tế về dơi từ ngày 6 đến 9/6, với sự tham dự của 80 nhà nghiên cứu đến từ 20 quốc gia, trong đó có các nước Indonesia, Malaysia Philippines, Brunei, Việt Nam, Campuchia, Lào, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada, Anh, Australia, Pakistan, Vanuatu và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Đây là hội thảo thứ hai sau hội thảo tương tự được tổ chức tại Phuket, Thái Lan năm 2007./.
Chuyên gia hàng đầu về dơi Ibnu Maryanto thuộc Trung tâm nghiên cứu sinh học, Viện Khoa học Indonesia (LIPI) cho biết đó là các loài Otomops Johstonoi (ở Flores và Alor), Neoptenus Trostii (ở Sulawesi), Rouseptus Linduenst (ở hồ Lindu, Sulawesi) và Otomops Forrmosus (ở Java).
Theo các nhà khoa học, tình trạng khai thác, phá rừng bừa bãi và hoạt động khai thác quá mức tại các khu vực núi đá vôi - môi trường sống quen thuộc của dơi - là những yếu tố chủ yếu đe dọa và làm giảm số lượng loài dơi.
Giám đốc LIPI Lukman Hakim nói rằng dơi đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ thống sinh thái và có ích đối với cuộc sống con người, khi nó là một trong những động vật có vú, ăn côn trùng tự nhiên và thụ phấn cho thực vật.
Trong tổng số 225 loài dơi ở Indonesia, có 75 loài ăn trái cây, côn trùng và thụ phấn, 148 là loài ăn côn trùng giúp con người chống lại côn trùng và bệnh tật.
Trong một giờ một con dơi có thể ăn 6.000 con côn trùng. Vì vậy, sẽ dễ thấy bệnh sốt rét do muỗi gây ra sẽ phổ biến như thế nào nếu loài dơi không còn. Hiện ngành trồng trọt Indonesia đã thấy rõ ảnh hưởng của sự suy giảm số lượng dơi trong vai trò như côn trùng thụ phấn.
Đáng tiếc là môi trường sống quen thuộc của loài dơi đã bị con người can thiệp và hủy hoại ở khắp Indonesia, từ Jakarta, đến Bogor, từ Depok đến Bekasi, cũng như tại hầu hết các khu rừng trong cả nước.
Ông Lukman Hakim cho biết LIPI rất quan tâm đến môi trường và sẽ tăng cường hợp tác với các nhà nghiên cứu về dơi ở Đông Nam Á và trên thế giới.
LIPI đã tổ chức hội thảo quốc tế về dơi từ ngày 6 đến 9/6, với sự tham dự của 80 nhà nghiên cứu đến từ 20 quốc gia, trong đó có các nước Indonesia, Malaysia Philippines, Brunei, Việt Nam, Campuchia, Lào, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada, Anh, Australia, Pakistan, Vanuatu và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Đây là hội thảo thứ hai sau hội thảo tương tự được tổ chức tại Phuket, Thái Lan năm 2007./.
Việt Tú/Jarkarta (Vietnam+)