Ngày 2/12, tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu cộng đồng quốc tế khẩn cấp loại trừ những biện pháp kinh tế cưỡng bức đơn phương chống các nước đang phát triển.
Nghị quyết nhấn mạnh những biện pháp kinh tế cưỡng bức này trái với các nguyên tắc của luật quốc tế và các quy chế thương mại đa phương.
Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án và bác bỏ việc áp đặt những biện pháp này, đồng thời yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc tiếp tục giám sát và đánh giá tác động của nó đến tiến trình phát triển cũng như đến các nước đang phát triển.
Đại diện nhiều nước thành viên Liên hợp quốc lên án hành động phong tỏa kinh tế đơn phương vi phạm luật quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, gây ra những hậu quả nhân đạo nghiêm trọng.
Các nước nhấn mạnh ngoại giao đa phương là phương thức tốt nhất để giải quyết tranh chấp và đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế.
Trong 14 nghị quyết về kinh tế và tài chính quốc tế được thông qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần hành động khẩn cấp để giải quyết các thách thức mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt, cải tổ các tiêu chuẩn khu vực kinh tế công và doanh nghiệp tư nhân, tăng cường hợp tác khu vực, tiểu khu vực và quốc tế để đảm bảo tăng trưởng toàn cầu cân bằng, tạo ra nhiều việc làm có chất lượng. Giám sát đa phương hiệu quả và bao quát phải là trung tâm của các nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng./.
Nghị quyết nhấn mạnh những biện pháp kinh tế cưỡng bức này trái với các nguyên tắc của luật quốc tế và các quy chế thương mại đa phương.
Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án và bác bỏ việc áp đặt những biện pháp này, đồng thời yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc tiếp tục giám sát và đánh giá tác động của nó đến tiến trình phát triển cũng như đến các nước đang phát triển.
Đại diện nhiều nước thành viên Liên hợp quốc lên án hành động phong tỏa kinh tế đơn phương vi phạm luật quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, gây ra những hậu quả nhân đạo nghiêm trọng.
Các nước nhấn mạnh ngoại giao đa phương là phương thức tốt nhất để giải quyết tranh chấp và đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế.
Trong 14 nghị quyết về kinh tế và tài chính quốc tế được thông qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần hành động khẩn cấp để giải quyết các thách thức mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt, cải tổ các tiêu chuẩn khu vực kinh tế công và doanh nghiệp tư nhân, tăng cường hợp tác khu vực, tiểu khu vực và quốc tế để đảm bảo tăng trưởng toàn cầu cân bằng, tạo ra nhiều việc làm có chất lượng. Giám sát đa phương hiệu quả và bao quát phải là trung tâm của các nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng./.
(TTXVN/Vietnam+)