Nhiều ý kiến cho rằng nên loại bỏ hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi Tổng sơ đồ điện VII do lo ngại ảnh hưởng môi trường. Bên hành lang Quốc hội, ngày 13/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã trả lời báo chí về “số phận” hai dự án thủy điện này.
- Đã có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị loại bỏ hai dự án này ra khỏi quy hoạch điện vì nếu làm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Vườn quốc gia Cát Tiên, Bộ trưởng nghĩ sao?
Ông Nguyễn Minh Quang: Đây là hai dự án nằm trong quy hoạch, sau khi có quy hoạch thì chủ đầu tư đã có thời gian chuẩn bị tương đối dài, nếu đưa ra khỏi quy hoạch ngay bây giờ thì mình cũng nên xem xét vì người ta đã có thời gian chuẩn bị rồi. Đây là quy hoạch của ngành điện liên quan đến Bộ Công thương.
Tuy nhiên, thông qua kết quả làm việc của Hội đồng thẩm định và khảo sát thực tế tại hiện trường, Bộ nhận thấy, bên cạnh những mặt tích cực của dự án như: Sẽ sản xuất ra 929,16 triệu kWh và nộp thuế hàng năm cho ngân sách khoảng 300 tỷ đồng; phát triển hạ tầng giao thông và các điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống cộng đồng dân cư khu vực thực hiện dự án; điều hòa dòng chảy của đoạn sông Đồng Nai sau khi qua công trình Thủy điện Đồng Nai 5... thì một số vấn đề môi trường có liên quan của dự án vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, thỏa đáng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Cụ thể: Thứ nhất, hai dự án sẽ làm mất vĩnh viễn 372,23 ha đất rừng, trong đó có 128,37 ha đất ở khu Cát Lộc thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. Mặc dù trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã cam kết trồng rừng bồi hoàn diện tích rừng bị tổn thất song lại chưa nêu được vị trí cụ thể và trồng loại cây gì.
Thứ hai, trên đoạn sông dự kiến xây dựng các công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có cá chình hoa là loài quý hiếm có nguy cơ bị hủy diệt nhưng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa đề ra được biện pháp bảo vệ, bảo tồn.
Thứ ba, hệ sinh thái thủy sinh dọc đoạn sông Đồng Nai từ đập đến hồ Trị An sẽ bị tác động mạnh bởi việc xây dựng các công trình Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, tuy nhiên nếu không thực hiện các dự án này thì cũng cũng sẽ chịu tác động bởi công trình thủy điện Đồng Nai 5.
Thứ tư, các dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt Vườn quốc gia Cát Tiên nên sẽ có những tác động bất lợi đến khu vực này, mức độ tác động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp quản lý thi công xây dựng của các dự án.
Thứ năm, việc thực hiện các dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ tác động đến sinh kế của người dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá vùng hạ du, đặc biệt là các dân tộc ít người như: Châu-ro, Mạ, Xtiêng, Mnông…
- Vậy công tác thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đến đâu, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Quang: Về công tác thẩm định thì chúng tôi đang triển khai. Bộ đã thành lập Hội đồng thẩm định rồi và hội đồng đã tiến hành xem xét báo cáo của chủ đầu tư, nhưng qua thẩm định bước đầu còn một số vấn đề Bộ yêu cầu chủ đầu tư phải bổ sung làm rõ.
Cho đến nay chủ đầu tư chưa bổ sung những nội dung mà Hội đồng thẩm định yêu cầu. Bao giờ chủ đầu tư gửi bổ sung theo yêu cầu đó thì Bộ sẽ tiến hành thẩm định, ở hai nội dung chủ yếu là tác động môi trường và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học.
- Có phải một trong những lý do khiến Vườn quốc gia Cát Tiên chưa được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vì sự đe dọa của thủy điện?
Ông Nguyễn Minh Quang: Chuyện này Hội đồng thẩm định của Bộ sẽ có ý kiến, bây giờ tôi không nói cụ thể. Sau khi làm xong công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ và báo cáo Quốc hội.
Ở đây liên quan đến quy định các dự án đầu tư mà lấy từ 50 hecta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trở lên thì phải báo cáo Quốc hội, nghĩa là phải thông qua một bước nữa rất khó. Khi thông qua Quốc hội cho phép về mặt chủ trương thì mới tiến hành được.
- Nếu trước sau gì cũng phải trình dự án ra Quốc hội, trong bối cảnh có nhiều ý kiến ở Quốc hội đề nghị loại hai dự án này, vậy nên chăng loại trước thì hơn?
Ông Nguyễn Minh Quang: Bây giờ loại ra thì rất khó. Loại ra vì cái gì? Nếu theo Nghị quyết 49 của Quốc hội thì vẫn phải trình ra Quốc hội xin chủ trương chứ không phải loại ngay, khi trình ra thì Quốc hội có thể đồng ý hoặc không đồng ý về chủ trương.
- Quan điểm của Bộ trưởng đối với hai dự án này như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Quang: Quan điểm là cứ theo quy định pháp luật hiện hành, nếu ảnh hưởng đến môi trường và các vấn đề xã hội khác thì chúng tôi sẽ làm theo pháp luật. Nhưng chúng ta cũng phải thấy là đang kêu gọi đầu tư, nhà đầu tư vào rồi thì cũng phải trân trọng, xử lý hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân.
- Giả sử hai dự án này bị loại bỏ trong khi chủ đầu tư đã có quá trình chuẩn bị như Bộ trưởng nói, vậy ngân sách có phải đền bù gì không?
Ông Nguyễn Minh Quang: Bỏ ra thì phải chịu, nếu không đảm bảo yếu tố về môi trường thì phải xử lý theo quy định pháp luật.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
- Đã có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị loại bỏ hai dự án này ra khỏi quy hoạch điện vì nếu làm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Vườn quốc gia Cát Tiên, Bộ trưởng nghĩ sao?
Ông Nguyễn Minh Quang: Đây là hai dự án nằm trong quy hoạch, sau khi có quy hoạch thì chủ đầu tư đã có thời gian chuẩn bị tương đối dài, nếu đưa ra khỏi quy hoạch ngay bây giờ thì mình cũng nên xem xét vì người ta đã có thời gian chuẩn bị rồi. Đây là quy hoạch của ngành điện liên quan đến Bộ Công thương.
Tuy nhiên, thông qua kết quả làm việc của Hội đồng thẩm định và khảo sát thực tế tại hiện trường, Bộ nhận thấy, bên cạnh những mặt tích cực của dự án như: Sẽ sản xuất ra 929,16 triệu kWh và nộp thuế hàng năm cho ngân sách khoảng 300 tỷ đồng; phát triển hạ tầng giao thông và các điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống cộng đồng dân cư khu vực thực hiện dự án; điều hòa dòng chảy của đoạn sông Đồng Nai sau khi qua công trình Thủy điện Đồng Nai 5... thì một số vấn đề môi trường có liên quan của dự án vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, thỏa đáng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Cụ thể: Thứ nhất, hai dự án sẽ làm mất vĩnh viễn 372,23 ha đất rừng, trong đó có 128,37 ha đất ở khu Cát Lộc thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. Mặc dù trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã cam kết trồng rừng bồi hoàn diện tích rừng bị tổn thất song lại chưa nêu được vị trí cụ thể và trồng loại cây gì.
Thứ hai, trên đoạn sông dự kiến xây dựng các công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có cá chình hoa là loài quý hiếm có nguy cơ bị hủy diệt nhưng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa đề ra được biện pháp bảo vệ, bảo tồn.
Thứ ba, hệ sinh thái thủy sinh dọc đoạn sông Đồng Nai từ đập đến hồ Trị An sẽ bị tác động mạnh bởi việc xây dựng các công trình Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, tuy nhiên nếu không thực hiện các dự án này thì cũng cũng sẽ chịu tác động bởi công trình thủy điện Đồng Nai 5.
Thứ tư, các dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt Vườn quốc gia Cát Tiên nên sẽ có những tác động bất lợi đến khu vực này, mức độ tác động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp quản lý thi công xây dựng của các dự án.
Thứ năm, việc thực hiện các dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ tác động đến sinh kế của người dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá vùng hạ du, đặc biệt là các dân tộc ít người như: Châu-ro, Mạ, Xtiêng, Mnông…
- Vậy công tác thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đến đâu, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Quang: Về công tác thẩm định thì chúng tôi đang triển khai. Bộ đã thành lập Hội đồng thẩm định rồi và hội đồng đã tiến hành xem xét báo cáo của chủ đầu tư, nhưng qua thẩm định bước đầu còn một số vấn đề Bộ yêu cầu chủ đầu tư phải bổ sung làm rõ.
Cho đến nay chủ đầu tư chưa bổ sung những nội dung mà Hội đồng thẩm định yêu cầu. Bao giờ chủ đầu tư gửi bổ sung theo yêu cầu đó thì Bộ sẽ tiến hành thẩm định, ở hai nội dung chủ yếu là tác động môi trường và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học.
- Có phải một trong những lý do khiến Vườn quốc gia Cát Tiên chưa được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vì sự đe dọa của thủy điện?
Ông Nguyễn Minh Quang: Chuyện này Hội đồng thẩm định của Bộ sẽ có ý kiến, bây giờ tôi không nói cụ thể. Sau khi làm xong công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ và báo cáo Quốc hội.
Ở đây liên quan đến quy định các dự án đầu tư mà lấy từ 50 hecta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trở lên thì phải báo cáo Quốc hội, nghĩa là phải thông qua một bước nữa rất khó. Khi thông qua Quốc hội cho phép về mặt chủ trương thì mới tiến hành được.
- Nếu trước sau gì cũng phải trình dự án ra Quốc hội, trong bối cảnh có nhiều ý kiến ở Quốc hội đề nghị loại hai dự án này, vậy nên chăng loại trước thì hơn?
Ông Nguyễn Minh Quang: Bây giờ loại ra thì rất khó. Loại ra vì cái gì? Nếu theo Nghị quyết 49 của Quốc hội thì vẫn phải trình ra Quốc hội xin chủ trương chứ không phải loại ngay, khi trình ra thì Quốc hội có thể đồng ý hoặc không đồng ý về chủ trương.
- Quan điểm của Bộ trưởng đối với hai dự án này như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Quang: Quan điểm là cứ theo quy định pháp luật hiện hành, nếu ảnh hưởng đến môi trường và các vấn đề xã hội khác thì chúng tôi sẽ làm theo pháp luật. Nhưng chúng ta cũng phải thấy là đang kêu gọi đầu tư, nhà đầu tư vào rồi thì cũng phải trân trọng, xử lý hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân.
- Giả sử hai dự án này bị loại bỏ trong khi chủ đầu tư đã có quá trình chuẩn bị như Bộ trưởng nói, vậy ngân sách có phải đền bù gì không?
Ông Nguyễn Minh Quang: Bỏ ra thì phải chịu, nếu không đảm bảo yếu tố về môi trường thì phải xử lý theo quy định pháp luật.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Minh Thúy (Vietnam+)