Theo một nghiên cứu hết sức thú vị, với tốc độ đủ lớn, một máy bay bất ngờ đi xuyên qua mây có thể tạo ra những “lỗ thủng” trên bầu trời, gây ra những cơn mưa hoặc tuyết rơi trong khu vực.
Thông thường, những máy bay cánh quạt hoặc phản lực bay lên hoặc lượn xuống trong khí quyển có thể tạo ra những đám mây nhỏ. Công nghệ này thường liên quan đến những kế hoạch kiểm soát thời tiết.
Tuy nhiên, một dải mây nhân tạo có thể vô tình được tạo ra khi những chiếc máy bay này đi xuyên qua một đám mây tạo ra những “lỗ thủng” kỳ vĩ đồng thời tạo điều kiện hình thành những cơn mưa hoặc tuyết rơi.
Các "lỗ thủng" trong mây là một hiện tượng được ghi nhận nhiều năm qua trên thế giới. Bí mật đằng sau những đám mây diệu kỳ này giờ đã được hé lộ.
Trong một đám mây, các giọt nước lạnh li ti chưa đủ độ đông bay lơ lửng trong môi trường nhiệt độ dưới 15 độ C. Bất ngờ, một chiếc máy bay đi xuyên qua vùng hơi nước tích tụ này, nhiệt độ không khí ở đằng sau cánh quạt hay cánh phản lực bất ngờ bị đông lạnh và các giọt nước trong không khi lập tức bị đông cứng, xoắn lại thành từng vệt dài và rơi xuống đất, gây ra hiện tượng tuyết rơi và “lỗ thủng” trên bầu trời.
Đồng tác giả của công trình nghiên cứu trên, Andrew Heymsfield, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia (NCAR) ở Boulder, Colo. cho biết: "Bất cứ lúc nào máy bay xuyên qua những vùng không khí đặc biệt này, chúng làm thay đổi tính chất (rắn, lỏng và khí) của những đám mây và gây ra những cơn mưa trong vùng.”
Theo Heymsfield, những "lỗ thủng" và cơn mưa nhân tạo thường xuất hiện ở những nơi như Bắc Thái Bình Dương và Tây Âu vì ở đó các tầng mây với những hạt nước chưa kịp đông thường xuất hiện nhiều hơn.
Trở lại thập niên 1940 của thế kỷ trước, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất giả thuyết cho rằng các sóng xung kích từ những chiếc máy bay đã làm ấm không khí hai bên đường đi của máy bay và làm đóng băng những vệt hơi nước sau đuôi máy bay. Điều này đã bị phủ nhận bởi nghiên cứu kể trên của Heymsfield và các đồng nghiệp.
Để làm sáng tỏ điều kỳ lạ này, Heymsfield và các đồng nghiệp của ông mang lên không trung những bộ ắc quy.
Khi máy bay bay qua vùng tuyết rơi ở phía Tây Sân bay Quốc tế Denver năm 2007, nhóm nghiên cứu đã không để ý đến bất cứ điều gì bất thường vào thời điểm đó. Các radar ở dưới mặt đất đã thu được một tiếng vọng kỳ lạ trong khu vực máy bay đi qua. Điều này cho thấy tuyết đang nhanh chóng biến đổi và định hình.
Máy quay đặt trên thân máy bay đã ghi lại một “lỗ thủng” bên trong những cụm mây nhỏ rải rác tại vùng khí quyển xung quanh, đi kèm với hiện tượng tuyết rơi./.
Thông thường, những máy bay cánh quạt hoặc phản lực bay lên hoặc lượn xuống trong khí quyển có thể tạo ra những đám mây nhỏ. Công nghệ này thường liên quan đến những kế hoạch kiểm soát thời tiết.
Tuy nhiên, một dải mây nhân tạo có thể vô tình được tạo ra khi những chiếc máy bay này đi xuyên qua một đám mây tạo ra những “lỗ thủng” kỳ vĩ đồng thời tạo điều kiện hình thành những cơn mưa hoặc tuyết rơi.
Các "lỗ thủng" trong mây là một hiện tượng được ghi nhận nhiều năm qua trên thế giới. Bí mật đằng sau những đám mây diệu kỳ này giờ đã được hé lộ.
Trong một đám mây, các giọt nước lạnh li ti chưa đủ độ đông bay lơ lửng trong môi trường nhiệt độ dưới 15 độ C. Bất ngờ, một chiếc máy bay đi xuyên qua vùng hơi nước tích tụ này, nhiệt độ không khí ở đằng sau cánh quạt hay cánh phản lực bất ngờ bị đông lạnh và các giọt nước trong không khi lập tức bị đông cứng, xoắn lại thành từng vệt dài và rơi xuống đất, gây ra hiện tượng tuyết rơi và “lỗ thủng” trên bầu trời.
Đồng tác giả của công trình nghiên cứu trên, Andrew Heymsfield, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia (NCAR) ở Boulder, Colo. cho biết: "Bất cứ lúc nào máy bay xuyên qua những vùng không khí đặc biệt này, chúng làm thay đổi tính chất (rắn, lỏng và khí) của những đám mây và gây ra những cơn mưa trong vùng.”
Theo Heymsfield, những "lỗ thủng" và cơn mưa nhân tạo thường xuất hiện ở những nơi như Bắc Thái Bình Dương và Tây Âu vì ở đó các tầng mây với những hạt nước chưa kịp đông thường xuất hiện nhiều hơn.
Trở lại thập niên 1940 của thế kỷ trước, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất giả thuyết cho rằng các sóng xung kích từ những chiếc máy bay đã làm ấm không khí hai bên đường đi của máy bay và làm đóng băng những vệt hơi nước sau đuôi máy bay. Điều này đã bị phủ nhận bởi nghiên cứu kể trên của Heymsfield và các đồng nghiệp.
Để làm sáng tỏ điều kỳ lạ này, Heymsfield và các đồng nghiệp của ông mang lên không trung những bộ ắc quy.
Khi máy bay bay qua vùng tuyết rơi ở phía Tây Sân bay Quốc tế Denver năm 2007, nhóm nghiên cứu đã không để ý đến bất cứ điều gì bất thường vào thời điểm đó. Các radar ở dưới mặt đất đã thu được một tiếng vọng kỳ lạ trong khu vực máy bay đi qua. Điều này cho thấy tuyết đang nhanh chóng biến đổi và định hình.
Máy quay đặt trên thân máy bay đã ghi lại một “lỗ thủng” bên trong những cụm mây nhỏ rải rác tại vùng khí quyển xung quanh, đi kèm với hiện tượng tuyết rơi./.
Cao Phong (Vietnam+)