Ngày 30/5, giá dầu mỏ thế giới đã giảm xuống mức thấp trong nhiều tháng qua do tâm lý lo ngại về khả năng Tây Ban Nha phải cầu viện gói cứu trợ tài chính mới và tác động của việc tỷ giá đồng USD so với đồng euro tăng lên mức cao trong hai năm qua.
Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu ngày càng trầm trọng sau khi Tây Ban Nha bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm và các ngân hàng của nước này đang phải chật vật gây lại vốn. Phí tổn vay mượn của Tây Ban Nha và Italy đã tăng lên mức cao kỷ lục trong các đợt phát hành trái phiếu mới đây.
Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng Bảy đã giảm 2,94 USD xuống còn 87,72 USD/thùng. Tại London, giá dầu thô Brent biển Bắc giao cùng tháng giảm 3,21 USD xuống còn 103,47 USD/thùng.
Trong khi đó, bất chấp việc Ủy ban châu Âu đề xuất thành lập một liên minh ngân hàng và xem xét việc cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng từ quỹ cứu trợ thường xuyên, các nước thành viên EU vẫn bất đồng sâu sắc và khó có thể đạt được bất cứ thoả thuận nào về vấn đề này.
Những số liệu gây thất vọng trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ cũng như hy vọng về các biện pháp kích thích của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang dần mờ nhạt cũng là những nguyên nhân đẩy giá "vàng đen" tụt dốc.
Cùng ngày, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng giảm mạnh, trong khi giá đồng euro đã giảm xuống mức thấp trong 22 tháng qua so với đồng USD. Hiện 1 euro chỉ đổi được 1,2403 USD, sau khi có lúc giảm xuống còn 1,2386 USD - mức thấp nhất kể từ ngày 1/7/2010.
Tại London, chỉ số FTSE 100 đã tăng 1,74% lên 5.297,28 điểm. Tại Frankfurt, chỉ số DAX 30 giảm 1,81% xuống còn 6.280,80 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp đã giảm 2,24% xuống còn 3.015,58 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ cũng giảm điểm với chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,24% và chỉ số S&P 500 đã giảm 1,40%, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 1,28%.
Tại châu Á, thị trường chứng khoán Hong Kong đã giảm 1,92% và thị trường Tokyo giảm 0,28%./.
Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu ngày càng trầm trọng sau khi Tây Ban Nha bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm và các ngân hàng của nước này đang phải chật vật gây lại vốn. Phí tổn vay mượn của Tây Ban Nha và Italy đã tăng lên mức cao kỷ lục trong các đợt phát hành trái phiếu mới đây.
Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng Bảy đã giảm 2,94 USD xuống còn 87,72 USD/thùng. Tại London, giá dầu thô Brent biển Bắc giao cùng tháng giảm 3,21 USD xuống còn 103,47 USD/thùng.
Trong khi đó, bất chấp việc Ủy ban châu Âu đề xuất thành lập một liên minh ngân hàng và xem xét việc cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng từ quỹ cứu trợ thường xuyên, các nước thành viên EU vẫn bất đồng sâu sắc và khó có thể đạt được bất cứ thoả thuận nào về vấn đề này.
Những số liệu gây thất vọng trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ cũng như hy vọng về các biện pháp kích thích của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang dần mờ nhạt cũng là những nguyên nhân đẩy giá "vàng đen" tụt dốc.
Cùng ngày, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng giảm mạnh, trong khi giá đồng euro đã giảm xuống mức thấp trong 22 tháng qua so với đồng USD. Hiện 1 euro chỉ đổi được 1,2403 USD, sau khi có lúc giảm xuống còn 1,2386 USD - mức thấp nhất kể từ ngày 1/7/2010.
Tại London, chỉ số FTSE 100 đã tăng 1,74% lên 5.297,28 điểm. Tại Frankfurt, chỉ số DAX 30 giảm 1,81% xuống còn 6.280,80 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp đã giảm 2,24% xuống còn 3.015,58 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ cũng giảm điểm với chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,24% và chỉ số S&P 500 đã giảm 1,40%, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 1,28%.
Tại châu Á, thị trường chứng khoán Hong Kong đã giảm 1,92% và thị trường Tokyo giảm 0,28%./.
(TTXVN)