Trong khi các lò giết mổ gia súc, gia cầm thủ công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng tăng, các lò mổ tập trung được đầu tư với quy mô hiện đại lại hoạt động không hiệu quả, đang có nguy cơ “chết yểu.”
Để khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng lò mổ gia súc gia cầm tập trung, tỉnh Phú Thọ đã quyết định hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, như ngoài được hưởng các hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Phú Thọ theo quy định của pháp luật hiện hành, các dự án còn được hỗ trợ về đất đai, về vốn.
Nhưng đến nay, cả tỉnh Phú Thọ mới chỉ có hai cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung là lò mổ gia súc tại thị xã Phú Thọ do Ủy ban Nhân dân thị xã làm chủ đầu tư với kinh phí 2 tỷ đồng, và công ty Trách nhiệm hữu hạn Trí Tuệ cũng ở thị xã Phú Thọ có một dây chuyền mổ gia súc, gia cầm, nhưng chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, không làm dịch vụ. Mặc dù được đầu tư hiện đại, nhưng hai cơ sở này đều hoạt động cầm chừng, có nguy cơ “chết yểu.”
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trí Tuệ chủ yếu là xuất khẩu mặt hàng lợn sữa, đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền khép kín chế biến, sản xuất gà sạch, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, dây chuyền này của công ty hoạt động cũng không mấy hiệu quả, bởi sở thích của người tiêu dùng là sử dụng sản phẩm tươi sống, không bảo quản đông lạnh. Chính vì thế mà “lò mổ” gia cầm của công ty rơi vào tình trạng “ế ẩm.”
Điểm giết mổ gia súc tập trung do Công ty cổ phần Môi trường đô thị Phú Thọ quản lý, có 12 hộ đăng ký giết mổ tại lò. Đa số các hộ kinh doanh đều đồng tình với việc giết mổ tập trung, bởi nó độc lập, cách xa khu dân cư, tránh được tiếng ồn, kiểm soát dịch bệnh từ gốc, môi trường sống không bị ô nhiễm. Thế nhưng, lò mổ này cũng đang tồn tại nhiều bất cập.
Vì công suất của lò chỉ đạt trung bình 30 - 40 đầu lợn/ngày, phương thức giết mổ thủ công. Hệ thống cống rãnh thoát nước đã bị vỡ, khu xử lý nước thải đã quá tải, nên toàn bộ nước thải từ lò mổ thải trực tiếp qua cống rồi đổ thẳng ra sông Hồng, gây ô nhiễm môi trường.
Theo quy định, mức thu phí kiểm dịch tại lò mổ là 1.000 đồng/con, gây khó khăn cho việc chi trả lương cán bộ thú y (trong khi đó quy định của Bộ Tài chính từ năm 2005 là 6.000 đồng/con), buộc phải rút bớt số lượng cán bộ thú y kiểm dịch tại lò. Mặt khác, với mức phí hàng tháng 280.000 đồng/hộ (gồm tiền điện nước, phí thuê lò), để duy trì lò mổ mỗi năm, Công ty phải bù lỗ gần 30 triệu đồng.
Hiện trên địa bàn Phú Thọ có hơn 600 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nằm rải rác trong các khu dân cư. Chỉ tính riêng ở thành phố Việt Trì hiện nay có hàng chục hộ giết mổ trâu, bò, lợn. Hàng ngày, gia súc được các hộ thu gom rồi tự giết mổ, phân tán cho các chợ. Chất thải không qua xử lý trực tiếp xả ra môi trường.
Ủy ban Nhân dân thành phố Việt Trì đã có văn bản chỉ đạo ủy ban nhân dân các phường, xã kiểm tra, xử lý, yêu cầu các hộ giết mổ gia súc, gia cầm dừng hoạt động giết mổ trong khu dân cư; đưa gia súc, gia cầm vào khu giết mổ tập trung, nhưng các địa phương vẫn thờ ơ với sự tồn tại của những lò mổ này.
Đến nay, các hộ giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư ở thành phố vẫn hoạt động thường xuyên. Việc giết mổ do tự phát, nên rất ít có sự kiểm soát của thú y để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời các cơ sở đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các khu dân cư.
Do không có các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, ngành thú y tỉnh Phú Thọ cũng chỉ kiểm soát được 50% số lượng gia súc, gia cầm giết mổ lưu thông trên thị trường, khiến nguy cơ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. Bên cạnh đó, chính quyền cơ sở phó mặc cho các cơ quan chuyên môn, không vào cuộc cùng các ngành kiểm tra, giám sát dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm./.
Để khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng lò mổ gia súc gia cầm tập trung, tỉnh Phú Thọ đã quyết định hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, như ngoài được hưởng các hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Phú Thọ theo quy định của pháp luật hiện hành, các dự án còn được hỗ trợ về đất đai, về vốn.
Nhưng đến nay, cả tỉnh Phú Thọ mới chỉ có hai cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung là lò mổ gia súc tại thị xã Phú Thọ do Ủy ban Nhân dân thị xã làm chủ đầu tư với kinh phí 2 tỷ đồng, và công ty Trách nhiệm hữu hạn Trí Tuệ cũng ở thị xã Phú Thọ có một dây chuyền mổ gia súc, gia cầm, nhưng chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, không làm dịch vụ. Mặc dù được đầu tư hiện đại, nhưng hai cơ sở này đều hoạt động cầm chừng, có nguy cơ “chết yểu.”
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trí Tuệ chủ yếu là xuất khẩu mặt hàng lợn sữa, đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền khép kín chế biến, sản xuất gà sạch, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, dây chuyền này của công ty hoạt động cũng không mấy hiệu quả, bởi sở thích của người tiêu dùng là sử dụng sản phẩm tươi sống, không bảo quản đông lạnh. Chính vì thế mà “lò mổ” gia cầm của công ty rơi vào tình trạng “ế ẩm.”
Điểm giết mổ gia súc tập trung do Công ty cổ phần Môi trường đô thị Phú Thọ quản lý, có 12 hộ đăng ký giết mổ tại lò. Đa số các hộ kinh doanh đều đồng tình với việc giết mổ tập trung, bởi nó độc lập, cách xa khu dân cư, tránh được tiếng ồn, kiểm soát dịch bệnh từ gốc, môi trường sống không bị ô nhiễm. Thế nhưng, lò mổ này cũng đang tồn tại nhiều bất cập.
Vì công suất của lò chỉ đạt trung bình 30 - 40 đầu lợn/ngày, phương thức giết mổ thủ công. Hệ thống cống rãnh thoát nước đã bị vỡ, khu xử lý nước thải đã quá tải, nên toàn bộ nước thải từ lò mổ thải trực tiếp qua cống rồi đổ thẳng ra sông Hồng, gây ô nhiễm môi trường.
Theo quy định, mức thu phí kiểm dịch tại lò mổ là 1.000 đồng/con, gây khó khăn cho việc chi trả lương cán bộ thú y (trong khi đó quy định của Bộ Tài chính từ năm 2005 là 6.000 đồng/con), buộc phải rút bớt số lượng cán bộ thú y kiểm dịch tại lò. Mặt khác, với mức phí hàng tháng 280.000 đồng/hộ (gồm tiền điện nước, phí thuê lò), để duy trì lò mổ mỗi năm, Công ty phải bù lỗ gần 30 triệu đồng.
Hiện trên địa bàn Phú Thọ có hơn 600 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nằm rải rác trong các khu dân cư. Chỉ tính riêng ở thành phố Việt Trì hiện nay có hàng chục hộ giết mổ trâu, bò, lợn. Hàng ngày, gia súc được các hộ thu gom rồi tự giết mổ, phân tán cho các chợ. Chất thải không qua xử lý trực tiếp xả ra môi trường.
Ủy ban Nhân dân thành phố Việt Trì đã có văn bản chỉ đạo ủy ban nhân dân các phường, xã kiểm tra, xử lý, yêu cầu các hộ giết mổ gia súc, gia cầm dừng hoạt động giết mổ trong khu dân cư; đưa gia súc, gia cầm vào khu giết mổ tập trung, nhưng các địa phương vẫn thờ ơ với sự tồn tại của những lò mổ này.
Đến nay, các hộ giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư ở thành phố vẫn hoạt động thường xuyên. Việc giết mổ do tự phát, nên rất ít có sự kiểm soát của thú y để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời các cơ sở đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các khu dân cư.
Do không có các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, ngành thú y tỉnh Phú Thọ cũng chỉ kiểm soát được 50% số lượng gia súc, gia cầm giết mổ lưu thông trên thị trường, khiến nguy cơ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. Bên cạnh đó, chính quyền cơ sở phó mặc cho các cơ quan chuyên môn, không vào cuộc cùng các ngành kiểm tra, giám sát dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm./.
Lâm Đào An (TTXVN/Vietnam+)