Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết hiện còn gần 200 doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về tổng công ty nhưng chưa chịu “về” với giá trị sổ sách phần vốn nhà nước là hơn 3.000 tỷ đồng.
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nước giai đoạn 2001-2010 diễn ra ở Hà Nội, ngày 8/12, SCIC cho biết đó mới chỉ là kết quả rà soát từ 37 địa phương và 10 bộ, ngành. Nếu rà soát đầy đủ tại các địa phương và bộ, ngành, con số này sẽ còn tăng lên nhiều.
Theo SCIC, mặc dù Bộ Tài chính đã có công văn đôn đốc và tổng công ty cũng đã thường xuyên làm việc trực tiếp với các tỉnh, thành nhưng các địa phương, bộ, ngành và doanh nghiệp vẫn muốn duy trì cơ chế chủ quản dẫn tới việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về tổng công ty còn chậm.
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện của Bộ Công thương cũng cho biết, Bộ có 11 doanh nghiệp trong diện phải chuyển về SCIC nhưng do khó khăn về mặt tổ chức, về nhân sự nên hiện nay số lượng doanh nghiệp chuyển về SCIC còn ít.
Bên cạnh việc phải “giục giã” các doanh nghiệp tự giác chuyển vốn, SCIC còn khó khăn do các doanh nghiệp chuyển về tổng công ty hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và gần như phá sản.
Theo số liệu của SCIC, có tới 85% số lượng doanh nghiệp do tổng công ty tiếp nhận có vốn điều lệ bình quân dưới 10 tỷ đồng, 15% doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở lên, trong đó chỉ có 16 doanh nghiệp thuộc nhóm A (nhóm đầu tư chiến lược, cần nắm giữ vốn), tương ứng 1,7% tổng số doanh nghiệp nhận bàn giao.
Trong số này, phần lớn doanh nghiệp thuộc diện hoạt động không hiệu quả hoặc còn nhiều tồn tại về tài chính nên khi cổ phần hóa không thể bán nổi cổ phần.
Với những khó khăn trên, SCIC kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, địa phương nghiêm túc thực hiện việc phối hợp, bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn sang SCIC, xử lý những tồn tại về tài chính của các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao theo quy định của pháp luật.
Đến 31/10/2011, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 935 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách kế toán là 7.457 tỷ đồng.
Sau khi được bàn giao về SCIC, vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách của doanh nghiệp tăng 20%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 18,5% (tăng 11%) so với trước khi bàn giao./.
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nước giai đoạn 2001-2010 diễn ra ở Hà Nội, ngày 8/12, SCIC cho biết đó mới chỉ là kết quả rà soát từ 37 địa phương và 10 bộ, ngành. Nếu rà soát đầy đủ tại các địa phương và bộ, ngành, con số này sẽ còn tăng lên nhiều.
Theo SCIC, mặc dù Bộ Tài chính đã có công văn đôn đốc và tổng công ty cũng đã thường xuyên làm việc trực tiếp với các tỉnh, thành nhưng các địa phương, bộ, ngành và doanh nghiệp vẫn muốn duy trì cơ chế chủ quản dẫn tới việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về tổng công ty còn chậm.
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện của Bộ Công thương cũng cho biết, Bộ có 11 doanh nghiệp trong diện phải chuyển về SCIC nhưng do khó khăn về mặt tổ chức, về nhân sự nên hiện nay số lượng doanh nghiệp chuyển về SCIC còn ít.
Bên cạnh việc phải “giục giã” các doanh nghiệp tự giác chuyển vốn, SCIC còn khó khăn do các doanh nghiệp chuyển về tổng công ty hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và gần như phá sản.
Theo số liệu của SCIC, có tới 85% số lượng doanh nghiệp do tổng công ty tiếp nhận có vốn điều lệ bình quân dưới 10 tỷ đồng, 15% doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở lên, trong đó chỉ có 16 doanh nghiệp thuộc nhóm A (nhóm đầu tư chiến lược, cần nắm giữ vốn), tương ứng 1,7% tổng số doanh nghiệp nhận bàn giao.
Trong số này, phần lớn doanh nghiệp thuộc diện hoạt động không hiệu quả hoặc còn nhiều tồn tại về tài chính nên khi cổ phần hóa không thể bán nổi cổ phần.
Với những khó khăn trên, SCIC kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, địa phương nghiêm túc thực hiện việc phối hợp, bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn sang SCIC, xử lý những tồn tại về tài chính của các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao theo quy định của pháp luật.
Đến 31/10/2011, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 935 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách kế toán là 7.457 tỷ đồng.
Sau khi được bàn giao về SCIC, vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách của doanh nghiệp tăng 20%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 18,5% (tăng 11%) so với trước khi bàn giao./.
Thuận-Hạnh (Vietnam+)