Bộ trưởng Giao thông Singapore Lui Tuck Yew thừa nhận rằng hai vụ việc xảy ra mới đây với hệ thống đường tàu điện ngầm SMRT ở nước này đã cho thấy những “lỗ hổng” nghiêm trọng trong việc đối phó với những tình huống khẩn cấp.
Ông Lui, người từng là Tư lệnh Hải quân Singapore, cho rằng những kế hoạch chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp cần phải được cải thiện rõ rệt hơn trong thời gian tới.
Trước đó, khoảng 200.000 người đã bị mắc kẹt ở nhiều nhà ga do hai tuyến đường tàu điện ngầm chính ở Singapore gặp trục trặc hồi tháng trước, buộc chính phủ nước này phải ban bố tình trạng khẩn cấp để giải quyết tình hình.
Tuần trước, Giám đốc điều hành hệ thống tàu điện ngầm ở Singapore, ông Swa Phaik Hwa cũng đã từ chức vì làn sóng chỉ trích ở Singapore trước khả năng xử lý tình huống của ban quản lý hệ thống SMRT, song cũng có những chỉ trích nhằm vào chính phủ Singapore vì công ty đầu tư nhà nước Temasek Holdings là đơn vị đầu tư chính cho hệ thống SMRT ở Singapore.
Theo ông Lui, SMRT có thể xử lý tình huống tốt hơn như cho ngừng các tuyến tàu để tạo điều kiện đưa người dân bị kẹt trong các chuyến tàu ra ngoài, qua đó giảm bớt bầu không khí căng thẳng và ngột ngạt.
Nhiều hành khách đã phàn nàn về việc bị "bỏ rơi" trong những điều kiện không thực sự thuận lợi. Do vậy, Bộ trưởng Giao thông Lui nhấn mạnh rằng đã đến lúc thu hẹp khoảng cách giữa những phương án khẩn cấp và khả năng đối phó với tình hình thực tế.
Singapore có năm triệu dân và phần lớn trong số này đều chọn phương tiện đi tàu do sở hữu một chiếc xe hơi ở quốc gia này phải trả nhiều loại phí đắt đỏ.
Tuy nhiên, việc là đồng minh của Mỹ cũng làm gia tăng nguy cơ Singapore có thể trở thành mục tiêu của những nhóm khủng bố, vốn có thói quen đánh bom nhắm vào những khu vực công cộng có đông người qua lại./.
Ông Lui, người từng là Tư lệnh Hải quân Singapore, cho rằng những kế hoạch chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp cần phải được cải thiện rõ rệt hơn trong thời gian tới.
Trước đó, khoảng 200.000 người đã bị mắc kẹt ở nhiều nhà ga do hai tuyến đường tàu điện ngầm chính ở Singapore gặp trục trặc hồi tháng trước, buộc chính phủ nước này phải ban bố tình trạng khẩn cấp để giải quyết tình hình.
Tuần trước, Giám đốc điều hành hệ thống tàu điện ngầm ở Singapore, ông Swa Phaik Hwa cũng đã từ chức vì làn sóng chỉ trích ở Singapore trước khả năng xử lý tình huống của ban quản lý hệ thống SMRT, song cũng có những chỉ trích nhằm vào chính phủ Singapore vì công ty đầu tư nhà nước Temasek Holdings là đơn vị đầu tư chính cho hệ thống SMRT ở Singapore.
Theo ông Lui, SMRT có thể xử lý tình huống tốt hơn như cho ngừng các tuyến tàu để tạo điều kiện đưa người dân bị kẹt trong các chuyến tàu ra ngoài, qua đó giảm bớt bầu không khí căng thẳng và ngột ngạt.
Nhiều hành khách đã phàn nàn về việc bị "bỏ rơi" trong những điều kiện không thực sự thuận lợi. Do vậy, Bộ trưởng Giao thông Lui nhấn mạnh rằng đã đến lúc thu hẹp khoảng cách giữa những phương án khẩn cấp và khả năng đối phó với tình hình thực tế.
Singapore có năm triệu dân và phần lớn trong số này đều chọn phương tiện đi tàu do sở hữu một chiếc xe hơi ở quốc gia này phải trả nhiều loại phí đắt đỏ.
Tuy nhiên, việc là đồng minh của Mỹ cũng làm gia tăng nguy cơ Singapore có thể trở thành mục tiêu của những nhóm khủng bố, vốn có thói quen đánh bom nhắm vào những khu vực công cộng có đông người qua lại./.
Trà My (AFP/Vietnam+)