Lộ diện Vòng Thành Đá Trắng-Thành cổ Nam Bộ hiếm hoi tồn tại thực địa
Lộ diện Di tích Thành cổ Nam Bộ hiếm hoi còn tồn tại trên thực địa
Di tích Khảo cổ học Vòng Thành Đá Trắng có tổng diện tích 3.000m2 nằm ở xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là Di tích Thành cổ Nam Bộ hiếm hoi còn tồn tại hiện hữu trên thực địa.
Quang cảnh Di tích Khảo cổ Vòng Thành Đá Trắng thuộc địa phận ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
Từ tháng 11/2022 đến tháng 8/2023, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ và Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành khai quật tại Di tích khảo cổ học Vòng Thành Đá Trắng có tổng diện tích 3.000m2 ở xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
Các chuyên gia và nhà khảo cổ học khảo sát thực địa tại Di tích Vòng Thành Đá Trắng ở ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
Di tích Vòng Thành Đá Trắng lộ diện. (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
Gốm Đại Việt được tìm thấy tại Di tích Vòng Thành Đá Trắng. (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
Qua phân loại về đặc điểm chất liệu, loại hình, các nhà nghiên cứu xác định được phần lớn đồ gốm được tìm thấy tại Di tích Vòng Thành Đá Trắng có nguồn gốc từ gốm Chămpa. (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
Trưng bày đồ gốm có chất liệu bán sứ được khai quật tại Vòng Thành Đá Trắng. (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
Trưng bày chì lưới, vật nhỏ làm bằng đất nung, buộc vào chài lưới đánh cá hoặc dây câu, được tìm thấy ở khu vực trung tâm của Di tích Vòng Thành Đá Trắng, với số lượng khá lớn, tổng số lên đến hơn 120 hiện vật. (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
Gốm sứ Trung Hoa thời nhà Minh được tìm thấy tại Di tích Vòng Thành Đá Trắng. (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
Các đại biểu tham quan nhóm đồ sứ, đồ bán sứ và đồ sành được khai quật tại di tích Vòng Thành Đá Trắng. (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
UBND tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao hoàn thiện báo cáo khoa học để đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị di chỉ khảo cổ, lập hồ sơ xếp hạng Di Tích cho di chỉ khảo cổ Vòng Thành Đá trắng.
Các nhà khoa học tiến hành đào khảo sát một số hang ở tỉnh Bắc Kạn và phát hiện gần 200 di vật khảo cổ - chủ yếu là đồ đá, đồ gốm và xương - có niên đại cách đây khoảng 8.000 đến 10.000 năm.
Các loại hình hiện vật được tìm thấy bao gồm hòn ghè, công cụ hạch đá, rìu mài lưỡi, công cụ mảnh, mảnh tước, dấu và nguyên liệu tạo dấu Bắc Sơn, mảnh tách, đá nguyên liệu...
Điện Cần Chánh được xây dựng cách đây 220 năm, trải qua nhiều đợt trùng tu; kết quả khai quật lần này cung cấp nhiều cứ liệu khoa học bổ sung vào hồ sơ nghiên cứu dự án phục dựng lại ngôi điện này.