Các chuyên gia Trung Quốc đã cảnh báo về nguy cơ lở đất nghiêm trọng tại xã Chu Khúc, khu Cam Nam tộc Tạng, tỉnh Cam Túc nước này từ khá lâu trước khi bi kịch thực sự diễn ra cuối tuần qua khiến ít nhất 1.117 người thiệt mạng và 627 người vẫn còn mất tích (tính đến tối 11/8).
Có thể nói, đây là một thảm họa đã được sớm nhìn thấy.
Các nhà địa chất học nhận xét xã Chu Khúc, cách chưa đầy 100km về phía Bắc của Công viên Quốc gia Cửu Trại Câu, được xây dựng hoàn toàn trên địa thế nghiêng vốn đã thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những đợt lở đất, lở bùn trong các thập kỷ qua.
Cho dù giới hữu quan nhận định vụ lở đất ngày 8/8 vừa qua bắt nguồn từ mưa lũ lớn lịch sử, các chuyên gia cho rằng một loạt yếu tố do con người đã làm trầm trọng thêm rất nhiều mức độ của thiên tai.
Khoảng 1,8 triệu mét khối đất đá đã tràn qua xã, nhấn chìm ít nhất 300 ngôi nhà thấp tầng và chôn vùi toàn bộ một ngôi làng. Lở đất kinh hoàng đã làm tắc cả sông Bạch Long, tạo thành một hồ bất ổn định, đe dọa xã 50.000 dân này.
Giáo sư Phạm Hiểu, một nhà địa chất học tại tỉnh Tứ Xuyên cho rằng việc xây dựng rầm rộ các con đập dọc theo hầu hết con sông ở khu vực này trong thập kỷ qua cộng với nạn phá rừng đã tàn phá nghiêm trọng môi trường cũng như làm tăng các nguy cơ địa chất.
Chuyên gia trên dẫn chứng xã Chu Khúc hẻo lánh, nơi 1/3 dân là người Tây Tạng, từng hứng chịu không ít trận lở đất. Lịch sử ghi nhận ít nhất 11 trận lở đất đã “tấn công” địa điểm này kể từ năm 1823, gây thiệt hại nặng nề về người và của.
Suy thoái môi trường có thể thấy rõ ở Chu Khúc sau quá trình phá rừng từ 1950 đến thập niên 90 và một chiến dịch mở rộng diện tích trồng trọt trên các sườn dốc.
Theo tờ Tin tức Kinh doanh Trung Quốc, hơn 126.000ha rừng đã bị chặt phá trong khoảng thời gian từ 1952 đến 1990 và gần 7.300 ha đất nông nghiệp được tạo dựng từ các khu vực đồi núi dốc.
Số liệu từ chính quyền xã Chu Khúc cho thấy 41 trạm thủy điện đã được xây dựng từ năm 2003 đến 2007 và ngoài ra còn 12 trạm khác được lên kế hoạch trong nỗ lực của giới chức địa phương thu hút đầu tư, đưa xã thoát khỏi đói nghèo. Nhưng một quan chức thuộc văn phòng thủy lợi xã nhận xét: “Hầu hết các nhà thầu của những dự án đập thiếu nhận thức môi trường và không thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cũng như đất đai.”
Nhiều nhà môi trường cũng như địa chất học đã cảnh báo từ lâu rằng phát triển quá mức các đập thủy điện với cái giá đánh đổi là môi trường chính là một quá trình “tự tạo thảm kịch” cho Chu Khúc cũng như những vùng có địa thế nghiêng khác trong phạm vi Cam Nam tộc Tạng, một khu tự trị thuộc tỉnh Cam Túc. Nhưng các công trình thủy điện này cứ mọc lên như nấm.
Thống kê cho thấy ở Cam Nam tộc Tạng, tính đến đầu năm nay, đã có 156 đập được xây và hàng chục đang xây hoặc nằm trong kế hoạch.
Một bài báo trên tờ “Bưu điện Lan Châu buổi sáng” từ năm 2005 đã bày bỏ lo ngại lớn về mức độ suy thoái môi trường cũng như các rủi ro địa chất ở Chu Khúc, cho rằng ứng phó với thảm họa có thể xảy ra này phải là một nhiệm vụ hàng đầu.
Tuy nhiên, giáo sư Phạm Hiểu nhận xét: “Giới chức địa phương không lưu tâm đến những cảnh báo sớm về hậu quả nghiêm trọng của việc xây đập tràn làn. Họ coi các con đập này là nguồn thu thuế chính, đóng góp 50% cho ngân sách Cam Nam tộc Tạng theo số liệu chính thức. Nếu những cảnh báo được nghiêm túc nhìn nhận, thảm kịch đã có thể được ngăn chặn”./.
Có thể nói, đây là một thảm họa đã được sớm nhìn thấy.
Các nhà địa chất học nhận xét xã Chu Khúc, cách chưa đầy 100km về phía Bắc của Công viên Quốc gia Cửu Trại Câu, được xây dựng hoàn toàn trên địa thế nghiêng vốn đã thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những đợt lở đất, lở bùn trong các thập kỷ qua.
Cho dù giới hữu quan nhận định vụ lở đất ngày 8/8 vừa qua bắt nguồn từ mưa lũ lớn lịch sử, các chuyên gia cho rằng một loạt yếu tố do con người đã làm trầm trọng thêm rất nhiều mức độ của thiên tai.
Khoảng 1,8 triệu mét khối đất đá đã tràn qua xã, nhấn chìm ít nhất 300 ngôi nhà thấp tầng và chôn vùi toàn bộ một ngôi làng. Lở đất kinh hoàng đã làm tắc cả sông Bạch Long, tạo thành một hồ bất ổn định, đe dọa xã 50.000 dân này.
Giáo sư Phạm Hiểu, một nhà địa chất học tại tỉnh Tứ Xuyên cho rằng việc xây dựng rầm rộ các con đập dọc theo hầu hết con sông ở khu vực này trong thập kỷ qua cộng với nạn phá rừng đã tàn phá nghiêm trọng môi trường cũng như làm tăng các nguy cơ địa chất.
Chuyên gia trên dẫn chứng xã Chu Khúc hẻo lánh, nơi 1/3 dân là người Tây Tạng, từng hứng chịu không ít trận lở đất. Lịch sử ghi nhận ít nhất 11 trận lở đất đã “tấn công” địa điểm này kể từ năm 1823, gây thiệt hại nặng nề về người và của.
Suy thoái môi trường có thể thấy rõ ở Chu Khúc sau quá trình phá rừng từ 1950 đến thập niên 90 và một chiến dịch mở rộng diện tích trồng trọt trên các sườn dốc.
Theo tờ Tin tức Kinh doanh Trung Quốc, hơn 126.000ha rừng đã bị chặt phá trong khoảng thời gian từ 1952 đến 1990 và gần 7.300 ha đất nông nghiệp được tạo dựng từ các khu vực đồi núi dốc.
Số liệu từ chính quyền xã Chu Khúc cho thấy 41 trạm thủy điện đã được xây dựng từ năm 2003 đến 2007 và ngoài ra còn 12 trạm khác được lên kế hoạch trong nỗ lực của giới chức địa phương thu hút đầu tư, đưa xã thoát khỏi đói nghèo. Nhưng một quan chức thuộc văn phòng thủy lợi xã nhận xét: “Hầu hết các nhà thầu của những dự án đập thiếu nhận thức môi trường và không thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cũng như đất đai.”
Nhiều nhà môi trường cũng như địa chất học đã cảnh báo từ lâu rằng phát triển quá mức các đập thủy điện với cái giá đánh đổi là môi trường chính là một quá trình “tự tạo thảm kịch” cho Chu Khúc cũng như những vùng có địa thế nghiêng khác trong phạm vi Cam Nam tộc Tạng, một khu tự trị thuộc tỉnh Cam Túc. Nhưng các công trình thủy điện này cứ mọc lên như nấm.
Thống kê cho thấy ở Cam Nam tộc Tạng, tính đến đầu năm nay, đã có 156 đập được xây và hàng chục đang xây hoặc nằm trong kế hoạch.
Một bài báo trên tờ “Bưu điện Lan Châu buổi sáng” từ năm 2005 đã bày bỏ lo ngại lớn về mức độ suy thoái môi trường cũng như các rủi ro địa chất ở Chu Khúc, cho rằng ứng phó với thảm họa có thể xảy ra này phải là một nhiệm vụ hàng đầu.
Tuy nhiên, giáo sư Phạm Hiểu nhận xét: “Giới chức địa phương không lưu tâm đến những cảnh báo sớm về hậu quả nghiêm trọng của việc xây đập tràn làn. Họ coi các con đập này là nguồn thu thuế chính, đóng góp 50% cho ngân sách Cam Nam tộc Tạng theo số liệu chính thức. Nếu những cảnh báo được nghiêm túc nhìn nhận, thảm kịch đã có thể được ngăn chặn”./.
Những vụ lở đất lớn tại Chu Khúc: - Ngày 8/8/2010: Ít nhất 337 người chết, 88 người bị thương và 1.200 người vẫn mất tích. - Tháng 6/1992: 87 người thiệt mạng hoặc bị thương, 344 ngôi nhà bị chôn vùi với thiệt hại kinh tế trực tiếp là 12,6 triệu Nhân dân tệ. - Tháng 5/1989: 51 người bị thương, hơn 300 ngôi nhà bị san bằng và 10 cây cầu bị phá hủy. - Năm 1961: 28 người thiệt mạng hoặc bị thương, 160 công trình xây dựng đổ sụp. - Năm 1616: Hơn 60 người chết và bị thương. Hơn 90 ngôi nhà bị đổ. |
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)