Lĩnh vực công nghệ - Con đường riêng hướng tới sự thịnh vượng

Lĩnh vực công nghệ mang đến những cơ hội mới, cũng như các tác động chính sách trên phạm vi rộng lớn. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, thúc đẩy hiệu quả sản xuất, cách mạng xã hội
Lĩnh vực công nghệ - Con đường riêng hướng tới sự thịnh vượng ảnh 1(Ảnh minh họa: Transcosmos/TTXVN)

Báo Jakarta Post số ra mới đây đăng bài viết với tựa đề “Lĩnh vực công nghệ là con đường cho sự thịnh vượng,” trong đó nhận định chuyển đổi công nghệ nhanh chóng là một trong những yếu tố quyết định trong việc định hình tương lai của nền kinh tế ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Lĩnh vực công nghệ mang đến những cơ hội mới, cũng như các tác động chính sách trên phạm vi rộng lớn. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, thúc đẩy hiệu quả sản xuất, cách mạng xã hội và thúc đẩy toàn cầu hóa.

Xu hướng này là một vấn đề quan trọng của thời đại và sẽ thúc đẩy động lực đổi mới cho hợp tác chính sách. Làn sóng thay đổi công nghệ hiện nay ảnh hưởng đến hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng được trao đổi. Chi phí giảm nhanh của các công nghệ này làm cho chúng có giá cả phải chăng hơn và dễ tiếp cận hơn. Do đó, nó đang thay đổi hoàn toàn công việc và cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, thời đại kỹ thuật số có mang lại lợi ích cho những người nghèo nhất thế giới không? Với 3 tỷ người được dự đoán sẽ đứng ngoài thời đại kỹ thuật số vào năm 2023 và nhiều người không thể có được lợi ích do Internet mang lại.

Theo Ủy ban Con đường Thịnh vượng về Công nghệ và Phát triển Toàn diện, các nước đang phát triển có cơ hội khai thác làn sóng lĩnh vực công nghệ mới và lập lộ trình con đường mới cho sự thịnh vượng của các quốc gia với sự kết nối kỹ thuật số. Có 5 con đường có thể cho sự thịnh vượng bởi những đổi mới công nghệ.

[Trung Quốc mạnh tay đầu tư vào thị trường công nghệ Đông Nam Á]

Cụ thể, thông qua việc nâng cao giá trị từ nông nghiệp, thiết lập chuỗi giá trị toàn cầu mới trong sản xuất, tạo ra thương mại dịch vụ toàn cầu mới, kết nối khu vực phi chính thức với nền kinh tế chính thức và thúc đẩy nền kinh tế trong nước đa dạng và kết nối.

Với các công nghệ kỹ thuật số mới, các nước thu nhập thấp và trung bình có nhiều cơ hội để xây dựng các ngành công nghiệp mới, cung cấp dịch vụ tốt hơn và cải thiện cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, các công nghệ kỹ thuật số cũng có thể loại trừ, tạo ra những cách thức mới khi “kẻ mạnh” lạm dụng những “người yếu” và làm gián đoạn sinh kế cũng như công việc của người dân.

Các nước đang phát triển đang bắt đầu từ một vị trí đầy thách thức, thường vật lộn với những thách thức như nguồn nhân lực thấp, cách tổ chức không hiệu quả hoặc môi trường kinh doanh khó khăn. Nhưng điều này không có nghĩa là họ bị tê liệt vì thay đổi và trở thành người quan sát thụ động của cuộc cách mạng công nghệ này.

Ngược lại, giờ là thời điểm để các nước kiểm soát tương lai công nghệ của họ. Ủy ban Con đường Thịnh vượng về Công nghệ và Phát triển toàn diện nhấn mạnh các ưu tiên chính sách cho tăng trưởng bao trùm.

Nắm bắt các cơ hội từ công nghệ mới là có thể, nhưng đòi hỏi các mô hình và chính sách kinh doanh phù hợp.

Có rất ít lý do tại sao tất cả các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi không thể nắm bắt được một số trong những cơ hội này. Các quốc gia cần có hệ sinh thái xã hội, chính trị và kinh tế phù hợp cho công nghệ để mang lại việc làm và tăng trưởng.

Để có thể cạnh tranh, chính phủ các nước trên toàn cầu cần tạo ra môi trường sẵn sàng với kỹ thuật số, tối đa hóa tính toàn diện và hướng dẫn thị trường theo hướng đổi mới.

Xây dựng tổng thể là một yếu tố quan trọng trong quy trình, do đó các nhóm bên lề sẽ cần được xây dựng, thiết kế số hóa ngay từ đầu và nhu cầu của người nghèo nhất phải được ưu tiên. Ở cấp quốc gia, chính phủ và xã hội, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, không nên lùi lại và để làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số cuốn trôi họ.

Các quốc gia nên lập kế hoạch tốt cho những gì cần thiết để sẵn sàng cho kỹ thuật số trên 4 trụ cột: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách, và tài chính. Đây là những yếu tố kỹ thuật của tương lai kỹ thuật số.

Ở cấp độ khu vực, chúng ta cần xây dựng một động lực mạnh mẽ cho sự hợp tác chính sách giữa các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương để khai thác các công nghệ tiên tiến này vì lợi ích lớn hơn. Ở cấp độ toàn cầu, các vấn đề xuyên biên giới và hàng hóa toàn cầu, bao gồm các lĩnh vực công nghệ…, cần được giải quyết trong khuôn khổ đa phương.

Các diễn đàn và tổ chức đa phương cần có giải pháp hiệu quả để giải quyết các thách thức phát triển mới. Điều này đòi hỏi giải quyết các tác động của sự gián đoạn công nghệ. Chúng ta cũng cần tăng cường quan hệ đối tác công tư và cải cách nền kinh tế sao cho hiệu quả và linh hoạt hơn, giữa những thay đổi công nghệ nhanh chóng và Công nghiệp 4.0.

Khi dân số toàn cầu đạt 10 tỷ người, quản trị toàn cầu sẽ phức tạp hơn những gì chúng ta thấy ngày nay. Indonesia nhận thức được sự cần thiết phải giải quyết các tác động của sự gián đoạn công nghệ, thúc đẩy đầu tư nguồn nhân lực để sẵn sàng cho thời đại Công nghiệp 4.0 và đảm bảo thuế công bằng trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Để các quốc gia chiếm ưu thế và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số và các lĩnh vực công nghệ, con người phải được đặt vào trung tâm của tương lai kỹ thuật số. Điều này bao gồm việc trang bị cho họ những kỹ năng phù hợp để quản lý sự gián đoạn kinh tế và thích ứng với các công nghệ mới.

Bài viết cho rằng cần tạo ra một thế giới kỹ thuật số an toàn, nơi mọi người có tiếng nói, đồng thời hỗ trợ những người không được hưởng lợi từ sự chuyển đổi công nghệ. Các nước đang phát triển cần kiểm soát các công nghệ, khai thác sức mạnh của chúng để thay đổi và nhanh chóng tự lập trên con đường riêng hướng tới sự thịnh vượng của quốc gia mình./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục