Vụ thảm sát tại Na Uy là sự trở lại đầy ám ảnh của triết thuyết Ubermensch về con người siêu nhân của triết gia Friedrich Wilhelm Nietzsche, một trong những nền tảng của chủ nghĩa phátxít thời Hitler và một trong những quốc gia thanh bình nhất thế giới một lần nữa lại trở thành nạn nhân của tội ác như được thực hiện bởi quỷ dữ.
Người đàn ông 32 tuổi đã thừa nhận giết chết hơn 70 người yêu cầu hai điều trước phiên tòa xét xử: một bộ đồng phục và một phiên điều trần.
Có vẻ như Anders Behring Breivik, đã phạm tội ác làm cả nhân loại kinh hoàng, từng xây dựng một lộ trình chính trị để biện minh cho hành vi của mình. Không thể chỉ đơn giản phán xét đó là “một kẻ điên,” còn hơn thế, Breivik tự coi mình là một chiến binh và nghĩ rằng còn nhiều điều quan trọng để trình bày.
Có lẽ chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong một cuốn sách của triết gia Đức-Do Thái Hannah Arendt viết trong một phiên tòa ở Israel năm 1961 xét xử tội phạm Quốc xã Adolf Eichmann. Eichmann là chỉ huy một trong những trại tập trung khét tiếng nhất thời Chiến tranh thế giới thứ hai và đã bỏ trốn kể từ sau khi chế độ Quốc xã sụp đổ mùa xuân năm 1945, bị tình báo Mossad bắt được tại Argentina và mí bật đưa về Israel. Eichmann bị tuyên án tử hình và sau đó bị treo cổ.
Trong cuốn sách của Arendt, "Eichmann in Jerusalem: A Report on the Banality of Evil," bà đã cố gắng tìm hiểu những kẻ giết người không phân biệt, không cảm xúc nghĩ gì trong đầu.
Thông thường, họ cũng là những người chăm sóc vườn tược, chơi với chó, thích trẻ em, không ai đi ngang họ trên đường chút nghi ngờ rằng đó có thể là một tên giết người hàng loạt. Điều tương tự cũng đúng với Breivik. Bị dằng xé bởi cơn giận dữ bên trong, Breivik là kẻ căm ghét Hồi giáo, chống đối những người khác biệt trong một xã hội đa văn hóa, giận dữ trước trào lưu toàn cầu hóa và sẵn sàng tấn công vào xã hội hiện đại, một kiểu Don Quixote máu lạnh.
Mọi thứ đã được lên kế hoạch rất tốt. Không hề có dấu hiệu cảnh báo nào. Sau khi bị bắt giữ, Breivik đã nói hành động đó là “tàn bạo, nhưng cần thiết.” Breivik đã tự tiến hành một cuộc chiến tranh để “thức tỉnh” những người đồng bào, đồng chủng. Breivik muốn nói điều đó trong một bộ đồng phục và muốn có phiên điều trần trước xét xử để đưa ra thông điệp của mình.
Có lẽ trong trí tưởng tượng của Breivik, khi đó hắn sẽ trở thành người hùng đã cứu vớt Na Uy, hay đơn giản hơn, có lẽ hắn hài lòng với việc xuất hiện trong phòng trưng bày những con quái vật của lịch sử loài người.
Như thế, một hành động khủng bố tàn bạo không phải xuất phát từ những người Hồi giáo cực đoan sẵn sàng chết cho tôn giáo của mình, mà từ một kẻ cực hữu, dân tộc chủ nghĩa và có những nền tảng Thiên Chúa giáo nhất định.
Có thể nói không ngoa rằng những gì xảy ra ở Na Uy là sự trở lại đầy ám ảnh của triết thuyết Ubermensch về con người siêu nhiên, từng là nền tảng của chế độ Quốc xã Hitler đã chiếm đóng Na Uy trong suốt thế chiến thứ hai.
Một điều đã được xác tín sau thảm kịch vừa rồi. Con người có thể tìm thấy lý do cho những hành động khủng bố của mình trong tất cả các bối cảnh tôn giáo, chính trị và tư tưởng và những ai cho rằng chỉ chủ nghĩa Hồi giáo mới tạo ra khủng bố là hoàn toàn sai lầm./.
Người đàn ông 32 tuổi đã thừa nhận giết chết hơn 70 người yêu cầu hai điều trước phiên tòa xét xử: một bộ đồng phục và một phiên điều trần.
Có vẻ như Anders Behring Breivik, đã phạm tội ác làm cả nhân loại kinh hoàng, từng xây dựng một lộ trình chính trị để biện minh cho hành vi của mình. Không thể chỉ đơn giản phán xét đó là “một kẻ điên,” còn hơn thế, Breivik tự coi mình là một chiến binh và nghĩ rằng còn nhiều điều quan trọng để trình bày.
Có lẽ chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong một cuốn sách của triết gia Đức-Do Thái Hannah Arendt viết trong một phiên tòa ở Israel năm 1961 xét xử tội phạm Quốc xã Adolf Eichmann. Eichmann là chỉ huy một trong những trại tập trung khét tiếng nhất thời Chiến tranh thế giới thứ hai và đã bỏ trốn kể từ sau khi chế độ Quốc xã sụp đổ mùa xuân năm 1945, bị tình báo Mossad bắt được tại Argentina và mí bật đưa về Israel. Eichmann bị tuyên án tử hình và sau đó bị treo cổ.
Trong cuốn sách của Arendt, "Eichmann in Jerusalem: A Report on the Banality of Evil," bà đã cố gắng tìm hiểu những kẻ giết người không phân biệt, không cảm xúc nghĩ gì trong đầu.
Thông thường, họ cũng là những người chăm sóc vườn tược, chơi với chó, thích trẻ em, không ai đi ngang họ trên đường chút nghi ngờ rằng đó có thể là một tên giết người hàng loạt. Điều tương tự cũng đúng với Breivik. Bị dằng xé bởi cơn giận dữ bên trong, Breivik là kẻ căm ghét Hồi giáo, chống đối những người khác biệt trong một xã hội đa văn hóa, giận dữ trước trào lưu toàn cầu hóa và sẵn sàng tấn công vào xã hội hiện đại, một kiểu Don Quixote máu lạnh.
Mọi thứ đã được lên kế hoạch rất tốt. Không hề có dấu hiệu cảnh báo nào. Sau khi bị bắt giữ, Breivik đã nói hành động đó là “tàn bạo, nhưng cần thiết.” Breivik đã tự tiến hành một cuộc chiến tranh để “thức tỉnh” những người đồng bào, đồng chủng. Breivik muốn nói điều đó trong một bộ đồng phục và muốn có phiên điều trần trước xét xử để đưa ra thông điệp của mình.
Có lẽ trong trí tưởng tượng của Breivik, khi đó hắn sẽ trở thành người hùng đã cứu vớt Na Uy, hay đơn giản hơn, có lẽ hắn hài lòng với việc xuất hiện trong phòng trưng bày những con quái vật của lịch sử loài người.
Như thế, một hành động khủng bố tàn bạo không phải xuất phát từ những người Hồi giáo cực đoan sẵn sàng chết cho tôn giáo của mình, mà từ một kẻ cực hữu, dân tộc chủ nghĩa và có những nền tảng Thiên Chúa giáo nhất định.
Có thể nói không ngoa rằng những gì xảy ra ở Na Uy là sự trở lại đầy ám ảnh của triết thuyết Ubermensch về con người siêu nhiên, từng là nền tảng của chế độ Quốc xã Hitler đã chiếm đóng Na Uy trong suốt thế chiến thứ hai.
Một điều đã được xác tín sau thảm kịch vừa rồi. Con người có thể tìm thấy lý do cho những hành động khủng bố của mình trong tất cả các bối cảnh tôn giáo, chính trị và tư tưởng và những ai cho rằng chỉ chủ nghĩa Hồi giáo mới tạo ra khủng bố là hoàn toàn sai lầm./.
Hải Minh (Vietnam+)