Trong thế trận thần tốc như lốc cuốn của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử cách đây 35 năm, việc giải phóng quần đảo Trường Sa, vốn cũng ít tư liệu đề cập chi tiết, khiến ta có cảm giác dễ như “lấy đồ trong túi.”
Nhưng ít người biết rằng, lực lượng đặc công nước của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tổ chức các trận đánh giải phóng đảo rất gọn gàng, táo bạo, làm Mỹ ngụy thất điên bát đảo ở Cửa Việt-Đông Hà những năm 1967-1972.
Tiếp chuyện với chúng tôi ở nhà riêng, Đại tá Nguyễn Ngọc Quế, Anh hùng Lực lượng Vũ trang, mở đầu bằng câu tổng kết: “Chỉ có tinh thần dân tộc, quyết tâm cao, nắm chắc thời cơ, sáng tạo, táo bạo phát triển từ thế trận chiến tranh nhân dân mới giúp ta giải phóng được Trường Sa nhanh chóng như vậy.”
Ngày 4/4/1975, giữa lúc quân ta từ các mũi đang dồn dập tấn công địch trên chiến trường, Bộ Tư lệnh Hải quân nhận được chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu về việc giải phóng quần đảo Trường Sa. Bộ Tư lệnh Hải quân đã quyết định dùng phân đội tàu của Đoàn 125 (chính là đoàn tàu không số mở đường “Trường Sơn trên biển”) chở Đội 1, Đoàn đặc công nước 126 và một bộ phận hỏa lực thuộc Tiểu đoàn 471, Quân khu 5 ra giải phóng các đảo.
Với chủ trương giải phóng đảo Song Tử Tây trước, tiếp đó là các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa… 4 giờ ngày 11/4/1975, các chiến sĩ xuất phát bằng ba con tàu, do đoàn trưởng Đoàn 126 Mai Năng chỉ huy.
Điểm đặc biệt là lực lượng đi giải phóng đảo gần như không biết chút gì về mục tiêu, khác hẳn với tác chiến đặc công là phải trinh sát, nghiên cứu rất kỹ để tạo yếu tố bất ngờ. Kể cả cách đánh truyền thống là “nở hoa trong lòng địch” thì nay nhiệm vụ của đặc công nước là đi đánh đổ bộ chiếm đảo, điều chưa từng được huấn luyện.
Nhờ các lần chở vũ khí cho chiến trường nên thủy thủ Đoàn 125 nhận biết được vị trí đảo Song Tử Tây. Trên đường hành quân, địch theo dõi rất sát nên các tàu phải giả làm thuyền đánh cá, đi theo đội hình không xác định nhưng vẫn giữ liên lạc với nhau.
Sau ba ngày hành quân trên biển, lực lượng đã áp sát đảo Song Tử Tây. Khó khăn là đa phần chiến sĩ đặc công bơi lặn rất giỏi nhưng lại chưa quen hành quân dài ngày trên biển, trong điều kiện nằm sát sàn tàu, nên say sóng, sức khỏe giảm sút. Ông Quế cho biết, sau khi chiếm đảo, mấy ngày liền anh em say “đất” dữ dội hơn, không ăn nổi cơm.
1 giờ 15 phút ngày 14/4/1975, Đội trưởng Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy tiến hành đổ bộ lên đảo theo ba mũi (bằng 7 xuồng cao su). Lúc này, phương thức tác chiến đặc công vẫn được vận dụng là giao tính chất nhiệm vụ cho các mũi.
Một mũi đi trước thật bí mật trinh sát các hầm ngầm. Sau 30 phút không thấy động tĩnh gì thì mũi thứ hai đổ bộ phụ trách các lô cốt, ụ pháo trên mặt đất. Mũi ba chỉ huy tiến vào phát hiệu lệnh bằng khẩu DKZ.
Sau hai giờ vật lộn với nước xoáy, sóng lớn và những mỏm san hô lởm chởm quanh đảo, các chiến sỹ đặc công đã bí mật áp sát mục tiêu. Khi mũi chỉ huy của đội trưởng Quế tiến vào gần, địch phát hiện nên khẩu DKZ của ta khai hỏa ngay trên vai chiến sỹ phát lệnh tấn công.
Kể đến đây, ông Quế phấn chấn như trở lại chiến trường năm xưa. “Đánh rất là hay!”. Địch đối phó yếu ớt, sau 30 phút chiến đấu, chúng buộc phải đầu hàng. Cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tung bay trên đảo.
Mất Song Tử Tây, hệ thống phòng thủ của địch ở Trường Sa bị đe dọa. Địch cử hai tàu ra định phản kích nhưng do lực lượng hải quân Việt Nam được bố phòng chặt chẽ khiến chúng phải quay vào tăng cường cho đảo Nam Yết. Yếu tố bất ngờ không còn.
Đến 3 giờ ngày 25/4/1975, đảo Sơn Ca đã được giải phóng. 11 giờ 30 phút ngày 27/4/1975, đặc công Việt Nam làm chủ đảo Nam Yết và đến 11 giờ 30 phút ngày 28/4/1975 đổ bộ thành công lên đảo Sinh Tồn.
Đến 9 giờ ngày 29/4/1975, đảo Trường Sa được lực lượng đặc công Việt Nam giải phóng nốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đơn vị đặc công nước của Hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay vẫn phát huy truyền thống vẻ vang, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc./.
Nhưng ít người biết rằng, lực lượng đặc công nước của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tổ chức các trận đánh giải phóng đảo rất gọn gàng, táo bạo, làm Mỹ ngụy thất điên bát đảo ở Cửa Việt-Đông Hà những năm 1967-1972.
Tiếp chuyện với chúng tôi ở nhà riêng, Đại tá Nguyễn Ngọc Quế, Anh hùng Lực lượng Vũ trang, mở đầu bằng câu tổng kết: “Chỉ có tinh thần dân tộc, quyết tâm cao, nắm chắc thời cơ, sáng tạo, táo bạo phát triển từ thế trận chiến tranh nhân dân mới giúp ta giải phóng được Trường Sa nhanh chóng như vậy.”
Ngày 4/4/1975, giữa lúc quân ta từ các mũi đang dồn dập tấn công địch trên chiến trường, Bộ Tư lệnh Hải quân nhận được chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu về việc giải phóng quần đảo Trường Sa. Bộ Tư lệnh Hải quân đã quyết định dùng phân đội tàu của Đoàn 125 (chính là đoàn tàu không số mở đường “Trường Sơn trên biển”) chở Đội 1, Đoàn đặc công nước 126 và một bộ phận hỏa lực thuộc Tiểu đoàn 471, Quân khu 5 ra giải phóng các đảo.
Với chủ trương giải phóng đảo Song Tử Tây trước, tiếp đó là các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa… 4 giờ ngày 11/4/1975, các chiến sĩ xuất phát bằng ba con tàu, do đoàn trưởng Đoàn 126 Mai Năng chỉ huy.
Điểm đặc biệt là lực lượng đi giải phóng đảo gần như không biết chút gì về mục tiêu, khác hẳn với tác chiến đặc công là phải trinh sát, nghiên cứu rất kỹ để tạo yếu tố bất ngờ. Kể cả cách đánh truyền thống là “nở hoa trong lòng địch” thì nay nhiệm vụ của đặc công nước là đi đánh đổ bộ chiếm đảo, điều chưa từng được huấn luyện.
Nhờ các lần chở vũ khí cho chiến trường nên thủy thủ Đoàn 125 nhận biết được vị trí đảo Song Tử Tây. Trên đường hành quân, địch theo dõi rất sát nên các tàu phải giả làm thuyền đánh cá, đi theo đội hình không xác định nhưng vẫn giữ liên lạc với nhau.
Sau ba ngày hành quân trên biển, lực lượng đã áp sát đảo Song Tử Tây. Khó khăn là đa phần chiến sĩ đặc công bơi lặn rất giỏi nhưng lại chưa quen hành quân dài ngày trên biển, trong điều kiện nằm sát sàn tàu, nên say sóng, sức khỏe giảm sút. Ông Quế cho biết, sau khi chiếm đảo, mấy ngày liền anh em say “đất” dữ dội hơn, không ăn nổi cơm.
1 giờ 15 phút ngày 14/4/1975, Đội trưởng Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy tiến hành đổ bộ lên đảo theo ba mũi (bằng 7 xuồng cao su). Lúc này, phương thức tác chiến đặc công vẫn được vận dụng là giao tính chất nhiệm vụ cho các mũi.
Một mũi đi trước thật bí mật trinh sát các hầm ngầm. Sau 30 phút không thấy động tĩnh gì thì mũi thứ hai đổ bộ phụ trách các lô cốt, ụ pháo trên mặt đất. Mũi ba chỉ huy tiến vào phát hiệu lệnh bằng khẩu DKZ.
Sau hai giờ vật lộn với nước xoáy, sóng lớn và những mỏm san hô lởm chởm quanh đảo, các chiến sỹ đặc công đã bí mật áp sát mục tiêu. Khi mũi chỉ huy của đội trưởng Quế tiến vào gần, địch phát hiện nên khẩu DKZ của ta khai hỏa ngay trên vai chiến sỹ phát lệnh tấn công.
Kể đến đây, ông Quế phấn chấn như trở lại chiến trường năm xưa. “Đánh rất là hay!”. Địch đối phó yếu ớt, sau 30 phút chiến đấu, chúng buộc phải đầu hàng. Cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tung bay trên đảo.
Mất Song Tử Tây, hệ thống phòng thủ của địch ở Trường Sa bị đe dọa. Địch cử hai tàu ra định phản kích nhưng do lực lượng hải quân Việt Nam được bố phòng chặt chẽ khiến chúng phải quay vào tăng cường cho đảo Nam Yết. Yếu tố bất ngờ không còn.
Đến 3 giờ ngày 25/4/1975, đảo Sơn Ca đã được giải phóng. 11 giờ 30 phút ngày 27/4/1975, đặc công Việt Nam làm chủ đảo Nam Yết và đến 11 giờ 30 phút ngày 28/4/1975 đổ bộ thành công lên đảo Sinh Tồn.
Đến 9 giờ ngày 29/4/1975, đảo Trường Sa được lực lượng đặc công Việt Nam giải phóng nốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đơn vị đặc công nước của Hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay vẫn phát huy truyền thống vẻ vang, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc./.
Ngọc Tú (Báo Tin Tức/Vietnam+)