Trường Đại học quốc gia Australia đã công bố một công trình nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Nhi khoa cho biết trẻ em dưới sáu tháng tuổi được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ đang đối mặt với nguy cơ dị ứng với quả hạch ngày càng cao.
Công trình nghiên cứu trên đã tiến hành điều tra đối với cha mẹ của hơn 15.000 học sinh ở 110 trường tiểu học tại thủ đô Canbera của Australia về việc liệu con cái của họ có bị dị ứng với quả hạch trong giai đoạn 6 tháng đầu đời hay không.
Kết quả, trẻ em được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ có nguy cơ phát triển bệnh dị ứng với quả hạch cao gấp 1,5 lần so với trẻ được nuôi dưỡng theo cách thông thường.
Trong khi đó, những trẻ nhỏ được nuôi dưỡng bằng thực phẩm ngoài sữa mẹ lại có khả năng chống lại dị ứng với quả hạch.
Tác giả của công trình nghiên cứu, Marjan Kljakovic, Giảng viên Trường Y khoa thuộc Đại học quốc gia cho biết kết quả của công trình nghiên cứu trên đã góp phần giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề trẻ em dưới sáu tháng tuổi được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ có được bảo vệ chống lại bệnh dị ứng với quả hạch hay không.
Trên thực tế, việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ có thể là nguyên nhân của dị ứng.
Mặc dù sữa mẹ được cho là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu đời của trẻ, nhưng rất nhiều công trình nghiên cứu gần đây ám chỉ việc nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ là nguyên nhân dẫn đến bệnh dị ứng với quả hạch ngày càng gia tăng ở trẻ nhỏ.
Theo ông Kljakovic, dị ứng với quả hạch là nguyên nhân của 2/3 số trường hợp tử vong do dị ứng thực phẩm và công trình này có ý nghĩa quan trọng đối với con người trong vấn đề nhận thức về thói quen nuôi dưỡng trẻ nhỏ./.
Công trình nghiên cứu trên đã tiến hành điều tra đối với cha mẹ của hơn 15.000 học sinh ở 110 trường tiểu học tại thủ đô Canbera của Australia về việc liệu con cái của họ có bị dị ứng với quả hạch trong giai đoạn 6 tháng đầu đời hay không.
Kết quả, trẻ em được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ có nguy cơ phát triển bệnh dị ứng với quả hạch cao gấp 1,5 lần so với trẻ được nuôi dưỡng theo cách thông thường.
Trong khi đó, những trẻ nhỏ được nuôi dưỡng bằng thực phẩm ngoài sữa mẹ lại có khả năng chống lại dị ứng với quả hạch.
Tác giả của công trình nghiên cứu, Marjan Kljakovic, Giảng viên Trường Y khoa thuộc Đại học quốc gia cho biết kết quả của công trình nghiên cứu trên đã góp phần giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề trẻ em dưới sáu tháng tuổi được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ có được bảo vệ chống lại bệnh dị ứng với quả hạch hay không.
Trên thực tế, việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ có thể là nguyên nhân của dị ứng.
Mặc dù sữa mẹ được cho là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu đời của trẻ, nhưng rất nhiều công trình nghiên cứu gần đây ám chỉ việc nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ là nguyên nhân dẫn đến bệnh dị ứng với quả hạch ngày càng gia tăng ở trẻ nhỏ.
Theo ông Kljakovic, dị ứng với quả hạch là nguyên nhân của 2/3 số trường hợp tử vong do dị ứng thực phẩm và công trình này có ý nghĩa quan trọng đối với con người trong vấn đề nhận thức về thói quen nuôi dưỡng trẻ nhỏ./.
Đức Nam (Vietnam+)