Theo phóng viên TTXVN dẫn thông tin đăng trên các báo mạng Capital. fr và l’Expansion.com, ngày 14/5 cho biết việc sản xuất đồng tiền euro kim loại mệnh giá 1 xu và 2 xu (năm 2002) tiêu tốn khoảng 1,4 tỷ euro. Tuy nhiên người châu Âu lại rất ít khi dùng hai loại tiền này, vậy có nên hủy bỏ hay không?
Đây là vấn đề đang đặt ra đối với Cộng đồng châu Âu (EC) vì sản xuất tốn kém nhưng hủy bỏ nó sẽ gây ra phản ứng tiêu cực cho người dân như thế nào.
Các nguồn tin cho biết sẽ có bốn kịch bản. Một là giữ nguyên, hai là giảm dần việc đầu tư để xuất bản loại tiền này, ba là xóa bỏ hoàn toàn không dùng nữa, và bốn là giảm dần việc lưu thông loại tiền này sau đó dừng hẳn việc sản xuất.
Trong thông cáo của ủy viên EC, ông Olli Rehn, phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ cho hay, EC không tuyên bố có lợi cho kịch bản nào, mà sẽ nghiên cứu một cách nghiêm túc về khả năng hủy bỏ những tiền xu loại này sau khi thảo luận với các nước thành viên Eurozone, các Ngân hàng Trung ương, các bên liên quan và tổ chức người tiêu dùng để xem xét và lựa chọn một giải pháp phù hợp làm cơ sở cho một dự án luật. Không loại trừ khả năng có thể vẫn giữ nguyên loại tiền này.
Nhiều người tiêu dùng cho rằng họ đã có sự gắn bó với việc dùng loại tiền kim loại này và họ e rằng sẽ xảy ra nguy cơ lạm phát nếu nó biến mất hoặc không được sử dụng. Một số người khác lại cho rằng một khi nó mất đi giá cả sẽ tăng lên vì có sự làm tròn số, như trong một số lĩnh vực hoạt động từ khi loại tiền này đưa vào lưu thông năm 2002.
Euro là đồng tiền chung của 17 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), từ năm 2002 đã dùng khoảng 45,8 tỷ đồng xu có giá trị loại này, tức là khoảng mỗi người dân dùng trung bình khoảng 137 đồng xu.
Phần Lan và Hà Lan là hai nước đã nhanh chóng đưa ra lựa chọn "loại bỏ" không đưa vào lưu thông loại tiền này. Người Pháp cũng sẽ phải sớm "chia tay" với loại tiền này.
Các nhà phân tích cho rằng để sản xuất loại tiền này năm 2002 cần tiêu tốn 1,4 tỷ euro - tức là đắt hơn gấp ba lần giá trị thật của nó, điều này khiến cho các chuyên gia của Bỉ đồng ý với việc rút khỏi lưu thông loại tiền xu này, tuy nhiên quyết định này có thể sẽ làm cho người tiêu dùng bất bình vì các thương nhân có thể sẽ làm tròn tăng giá và như vậy, về mặt cơ học giá cả thị trường sẽ tăng.
Mặc dù bên cạnh đó cũng còn có những ý kiến thỏa hiệp cho rằng dừng sản xuất loại tiền này nhưng vẫn tiếp tục cho cho phép sử dụng như thu đổi ngoại tệ giảm dần việc lưu thông và sẽ mất hẳn vào năm 2020. Ngược lại, có ý kiến cho rằng cần lưu giữ chúng và có thể dùng chất liệu kim loại khác tốt hơn để sản xuất như thép không rỉ hơn là thép mạ đồng như hiện nay./.
Đây là vấn đề đang đặt ra đối với Cộng đồng châu Âu (EC) vì sản xuất tốn kém nhưng hủy bỏ nó sẽ gây ra phản ứng tiêu cực cho người dân như thế nào.
Các nguồn tin cho biết sẽ có bốn kịch bản. Một là giữ nguyên, hai là giảm dần việc đầu tư để xuất bản loại tiền này, ba là xóa bỏ hoàn toàn không dùng nữa, và bốn là giảm dần việc lưu thông loại tiền này sau đó dừng hẳn việc sản xuất.
Trong thông cáo của ủy viên EC, ông Olli Rehn, phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ cho hay, EC không tuyên bố có lợi cho kịch bản nào, mà sẽ nghiên cứu một cách nghiêm túc về khả năng hủy bỏ những tiền xu loại này sau khi thảo luận với các nước thành viên Eurozone, các Ngân hàng Trung ương, các bên liên quan và tổ chức người tiêu dùng để xem xét và lựa chọn một giải pháp phù hợp làm cơ sở cho một dự án luật. Không loại trừ khả năng có thể vẫn giữ nguyên loại tiền này.
Nhiều người tiêu dùng cho rằng họ đã có sự gắn bó với việc dùng loại tiền kim loại này và họ e rằng sẽ xảy ra nguy cơ lạm phát nếu nó biến mất hoặc không được sử dụng. Một số người khác lại cho rằng một khi nó mất đi giá cả sẽ tăng lên vì có sự làm tròn số, như trong một số lĩnh vực hoạt động từ khi loại tiền này đưa vào lưu thông năm 2002.
Euro là đồng tiền chung của 17 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), từ năm 2002 đã dùng khoảng 45,8 tỷ đồng xu có giá trị loại này, tức là khoảng mỗi người dân dùng trung bình khoảng 137 đồng xu.
Phần Lan và Hà Lan là hai nước đã nhanh chóng đưa ra lựa chọn "loại bỏ" không đưa vào lưu thông loại tiền này. Người Pháp cũng sẽ phải sớm "chia tay" với loại tiền này.
Các nhà phân tích cho rằng để sản xuất loại tiền này năm 2002 cần tiêu tốn 1,4 tỷ euro - tức là đắt hơn gấp ba lần giá trị thật của nó, điều này khiến cho các chuyên gia của Bỉ đồng ý với việc rút khỏi lưu thông loại tiền xu này, tuy nhiên quyết định này có thể sẽ làm cho người tiêu dùng bất bình vì các thương nhân có thể sẽ làm tròn tăng giá và như vậy, về mặt cơ học giá cả thị trường sẽ tăng.
Mặc dù bên cạnh đó cũng còn có những ý kiến thỏa hiệp cho rằng dừng sản xuất loại tiền này nhưng vẫn tiếp tục cho cho phép sử dụng như thu đổi ngoại tệ giảm dần việc lưu thông và sẽ mất hẳn vào năm 2020. Ngược lại, có ý kiến cho rằng cần lưu giữ chúng và có thể dùng chất liệu kim loại khác tốt hơn để sản xuất như thép không rỉ hơn là thép mạ đồng như hiện nay./.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)