Liệu có hay không một cuộc chiến tiền tệ tại châu Á?

Bất chấp việc có thể bị các nhà lãnh đạo tài chính thế giới chỉ trích, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cùng với nhiều quốc gia khác đang điều chỉnh tỷ giá hối đoái của mình thấp hơn thực tế.

Với quyết định hạ thấp giá trị đồng yen, Nhật Bản đang theo đúng con đường mà ngân hàng trung ương của các nước như Anh, Mỹ và khu vực đồng euro đã đi.

Theo nhận định của tờ The Diplomat, cùng với việc Australia và Hàn Quốc buộc phải đưa ra biện pháp phản ứng, phải chăng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang là chiến trường chính của một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu?
Bất chấp việc có thể bị các nhà lãnh đạo tài chính thế giới chỉ trích, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cùng với nhiều quốc gia khác đang điều chỉnh tỷ giá hối đoái của mình thấp hơn thực tế.

Theo nhận định của tờ The Diplomat, cùng với việc Australia và Hàn Quốc buộc phải đưa ra biện pháp phản ứng, phải chăng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang là chiến trường chính của một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu?

Tại hội nghị G7 gần đây nhất diễn ra ở Anh, thông điệp của các quan chức tài chính nhóm bảy nước phát triển nhất thế giới này là rất rõ ràng: các nước thành viên không được thao túng tiền tệ.

Trước cuộc họp ngày 11/5 này, đồng yen ở mức thấp nhất trong vòng bốn năm qua so với đồng USD và trong ba năm với đồng euro.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso lại tuyên bố rằng G7 ủng hộ những động thái tái kích thích lạm phát của Tokyo. Ông nói: "Nhật Bản đã đưa ra hành động tài chính và tiền tệ táo bạo nhằm chấm dứt tình trạng giảm phát kéo dài, cùng với đó là sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ)."

BOJ đã cam kết tăng gấp đôi lượng trái phiếu nắm giữ trong hai năm qua với mục đích đạt tỷ lệ lạm phát 2% và kết thúc giai đoạn giảm phát trầy trật của Nhật Bản.

Với khoảng 7.000 tỷ yen bỏ ra mỗi tháng, BOJ đang mua lại lượng trái phiếu gần bằng mức 85 tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), dù chỉ có quy mô kinh tế bằng 1/3.

Hệ quả là chỉ số chứng khoán Nikkei đã vượt qua ngưỡng 15.000 điểm, mức cao nhất trong hơn 5 năm qua, do nhà đầu tư hoan nghênh động thái giúp tăng thu nhập của các nhà xuất khẩu Nhật Bản.

Tuy nhiên, BOJ đã buộc phải can thiệp sau khi lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng từ 0,6% lên 0,92% và khiến cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Eisuke Sakakibara lên tiếng cảnh báo về một bong bóng tiền tệ. Ông khẳng định: "Cần phải sửa sai ... gần như chắc chắn vào mùa Hè này."

Với quyết định hạ thấp giá trị đồng yen, Nhật Bản đang theo đúng con đường mà ngân hàng trung ương của các nước như Anh, Mỹ và khu vực đồng euro đã đi. Tuy nhiên, động thái này của BOJ đã buộc Australia và Hàn Quốc phải đưa ra biện pháp đối phó.

Ngày 9/5, Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) đã giảm 25 điểm cơ bản tỷ giá hối đoái, xuống còn 2,5% - mức thấp nhất kể từ đầu năm 2011, với cảnh báo về nguy cơ tạo ra từ tỷ giá hối đoái được củng cố của Nhật Bản.

Tuyên bố của BOK khẳng định: "Nền kinh tế trong nước sẽ tạo ra một khoảng cách tiêu cực về sản lượng trong một thời gian đáng kể, phần lớn bởi sự hồi phục chậm chạp của kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của đồng yên yếu và rủi ro địa chính trị tại Hàn Quốc."

Theo Nhật báo Phố Wall, những kỳ vọng về việc giảm tỷ giá hối đoái hiện nay xuất hiện sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng dự trữ Australia (RBA) đưa ra những động thái tương tự.

Trong thông báo quyết định giảm tỷ giá hối đoái chính thức của Australia xuống mức thấp nhất kể từ thập niên 1960, RBA khẳng định: "Tỷ giá hối đoái chỉ thay đổi đôi chút so với mức cao lịch sử trong 18 tháng qua, khiến giá hàng hóa xuất khẩu và lãi suất sụt giảm bất thường ở giai đoạn này."

Theo giới phân tích, RBA buộc phải hành động để giảm giá trị đồng AUD - vốn khiến các nhà sản xuất, ngành du lịch và các mặt hàng xuất khẩu của nước này lao đao, bất chấp giá hàng hóa vẫn ở mức cao.

Dù AUD sau đó đã "giảm nhiệt" nhờ tin đồn về việc Mỹ sẽ sớm kết thúc chương trình nới lỏng định lượng, khi xuống dưới mức ngang bằng với đồng USD, song nó vẫn ở mức cao so với đồng yen.

Tuy nhiên, có thể mục tiêu thực tế của Nhật Bản là nhằm vào Hàn Quốc và Trung Quốc - những nền kinh tế lâu nay vốn hưởng lợi nhờ tỷ giá hối đoái thuận lợi.

Mặc dù vậy, nhà kinh tế nổi tiếng của Trung Quốc Andy Xie đang lên tiếng cảnh báo về sự sụp đổ của đồng yen "giống như trường hợp đồng rúp của Nga năm 1998. BOJ đang làm những điều mà họ không biết hậu quả và hậu quả này thường là hỗn loạn."

Tuy nhiên, với việc chính phủ nhiều nước đang coi tỷ giá hối đoái của mình là một phương tiện dễ dàng để thúc đẩy tăng trưởng nhờ xuất khẩu, có rất ít dấu hiệu cho thấy "sự lũng đoạn tiền tệ này" sẽ sớm kết thúc./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục