Xúc tiến, quảng bá du lịch ở Việt Nam là một phần quan trọng trong chương trình hành động quốc gia nhằm hỗ trợ thu hút khách, tạo dựng thương hiệu và hình ảnh đất nước cũng như quảng bá các sản phẩm du lịch.
Mặc dù ngành du lịch đã có nhiều nỗ lực và công tác này đã có kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nên việc thu hút khách du lịch của Việt Nam vẫn chưa được như mong đợi.
Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, hiện nay hoạt động xúc tiến quảng bá của du lịch Việt Nam nói chung vẫn còn mang tính tự phát, thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết phối hợp.
Hoạt động xúc tiến du lịch ở các địa phương có tiềm năng du lịch được thực hiện một cách manh mún, dàn trải, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, lãng phí nguồn lực và hiệu quả thấp.
Công tác tiếp thị, xúc tiến thị trường của phần lớn doanh nghiệp du lịch chưa được định hướng chung, lúng túng, thiếu chuyên nghiệp vì không hề có nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng thị trường.
Các đơn vị từ trung ương đến địa phương thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch hiện nay vẫn đang trong tình trạng “mạnh ai nấy làm" khiến cho việc xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch của ngành gặp không ít khó khăn.
Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng những cam kết trong liên kết hợp tác vẫn chỉ mang tính chung chung theo kiểu “ghi nhớ, hứa hẹn,” chưa có lộ trình cụ thể, chưa có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bên hợp tác và không thống nhất được cách thức triển khai những cam kết.
Các địa phương rất cần chiến lược xúc tiến du lịch dài hơi của ngành để làm cơ sở, định hướng cho công tác xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch và kế hoạch hàng năm cho địa phương mình.
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa có một đề án chiến lược hoàn chỉnh về xúc tiến du lịch, có chăng chỉ là một bộ phận nhỏ trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành là những định hướng chung chung, hoặc kế hoạch xúc tiến du lịch hàng năm thì không có thông báo với địa phương hay đến gần hết năm vẫn chưa được duyệt ngân sách vì vậy cơ quan quản lý ngành khó có thể thông tin chính thức cho các địa phương làm định hướng cho kế hoạch xúc tiến du lịch địa phương phù hợp với kế hoạch xúc tiến du lịch quốc gia nhằm huy động được nguồn lực của địa phương và tránh chồng chéo, lãng phí.
Để thực hiện các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch thì phải có kế hoạch từ trước đó sáu tháng, thậm chí trước cả năm, bởi những đối tác nước ngoài luôn lập kế hoạch trước để chuẩn bị. Trong khi đó, các chương trình, xúc tiến quảng bá thực hiện chưa chuyên nghiệp, đôi khi là tùy hứng, theo mệnh lệnh hành chính.
Hợp tác về xúc tiến du lịch giữa các địa phương, vùng miền mặc dù đã có khá nhiều chương trình liên kết ở các tỉnh miền Trung như “Ba vùng một điểm đến”… nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở hình thức, trao đổi kinh nghiệm, việc thực hiện trên thực tế còn rất hạn chế và quan trọng hơn là thực hiện chưa tốt những cam kết.
Hiện nay, các địa phương đều có kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch của mình nhưng việc xây dựng kế hoạch vẫn chủ yếu nhìn vào ngân sách xúc tiến du lịch hàng năm của địa phương mình và những định hướng cảm tính là chính, chưa có sự chia sẻ thông tin giữa các địa phương để cùng kết hợp xây dựng kế hoạch quảng bá xúc tiến chung nhằm tổ chức các hoạt động xúc tiến trọng tâm có tính quy mô và liên kết cao giữa địa phương, vùng miền cho dù các địa phương đã “bắt tay hợp tác” cam kết với nhau.
Để liên kết để quảng bá du lịch hiệu quả và chuyên nghiệp, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: ngành du lịch sẽ đẩy mạnh liên kết với các bộ, ngành liên quan như: hàng không, giao thông vận tải, thương mại, ngoại giao, công thương, đường sắt, đường thủy... bằng cách xây dựng lộ trình và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút, đảm bảo an toàn cho khách du lịch; tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ tục xuất, nhập cảnh, visa.
Cùng với việc kết hợp hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư - thương mại - dịch vụ - hàng không - ngoại giao - văn hóa nhằm nâng cao hoạt động xúc tiến cả về quy mô và chất lượng, thu hút nguồn lực xã hội hóa, tiếp cận được nguồn thị trường rộng lớn; đồng thời tăng cường tính hiệu quả việc xây dựng thương hiệu quốc gia một cách toàn diện và triển khai thành công Chương trình kích cầu du lịch.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, ngành du lịch cũng sẽ tăng cường sự liên kết giữa trung ương với địa phương trong công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến quảng bá du lịch.
Đồng thời cần đẩy mạnh liên kết giữa địa phương với địa phương xúc tiến quảng bá để từng bước cùng tạo dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về tính liên kết vùng, liên kết địa phương nhằm phát huy tối đa các nguồn lực về tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
Ngành du lịch sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền và quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước để nâng cao tính chuyên nghiệp, quy mô, hiệu quả, tiết kiệm; tránh tình trạng manh mún, trùng lặp, dàn trải trong hoạt động xúc tiến du lịch.
Đồng thời, khuyến khích các địa phương cùng một vùng tăng cường liên kết trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, kết nối tour-tuyến, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch.
Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch cũng đa dạng hoá sản phẩm du lịch và kết nối các tour, tuyến, khu du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến các loại hình du lịch có thế mạnh của khu vực; xây dựng các sản phẩm cũng như các dịch vụ du lịch phù hợp để kết nối với các nguồn khách.
Sự gắn bó chặt chẽ của các doanh nghiệp trong quá trình liên kết sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị của thương hiệu, sản phẩm, hiệu quả kinh doanh. Các mối liên kết này sẽ là nhân tố đảm bảo hình thành nên yếu tố chất lượng cao, sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, đặc biệt là của hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch./.
Mặc dù ngành du lịch đã có nhiều nỗ lực và công tác này đã có kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nên việc thu hút khách du lịch của Việt Nam vẫn chưa được như mong đợi.
Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, hiện nay hoạt động xúc tiến quảng bá của du lịch Việt Nam nói chung vẫn còn mang tính tự phát, thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết phối hợp.
Hoạt động xúc tiến du lịch ở các địa phương có tiềm năng du lịch được thực hiện một cách manh mún, dàn trải, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, lãng phí nguồn lực và hiệu quả thấp.
Công tác tiếp thị, xúc tiến thị trường của phần lớn doanh nghiệp du lịch chưa được định hướng chung, lúng túng, thiếu chuyên nghiệp vì không hề có nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng thị trường.
Các đơn vị từ trung ương đến địa phương thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch hiện nay vẫn đang trong tình trạng “mạnh ai nấy làm" khiến cho việc xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch của ngành gặp không ít khó khăn.
Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng những cam kết trong liên kết hợp tác vẫn chỉ mang tính chung chung theo kiểu “ghi nhớ, hứa hẹn,” chưa có lộ trình cụ thể, chưa có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bên hợp tác và không thống nhất được cách thức triển khai những cam kết.
Các địa phương rất cần chiến lược xúc tiến du lịch dài hơi của ngành để làm cơ sở, định hướng cho công tác xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch và kế hoạch hàng năm cho địa phương mình.
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa có một đề án chiến lược hoàn chỉnh về xúc tiến du lịch, có chăng chỉ là một bộ phận nhỏ trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành là những định hướng chung chung, hoặc kế hoạch xúc tiến du lịch hàng năm thì không có thông báo với địa phương hay đến gần hết năm vẫn chưa được duyệt ngân sách vì vậy cơ quan quản lý ngành khó có thể thông tin chính thức cho các địa phương làm định hướng cho kế hoạch xúc tiến du lịch địa phương phù hợp với kế hoạch xúc tiến du lịch quốc gia nhằm huy động được nguồn lực của địa phương và tránh chồng chéo, lãng phí.
Để thực hiện các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch thì phải có kế hoạch từ trước đó sáu tháng, thậm chí trước cả năm, bởi những đối tác nước ngoài luôn lập kế hoạch trước để chuẩn bị. Trong khi đó, các chương trình, xúc tiến quảng bá thực hiện chưa chuyên nghiệp, đôi khi là tùy hứng, theo mệnh lệnh hành chính.
Hợp tác về xúc tiến du lịch giữa các địa phương, vùng miền mặc dù đã có khá nhiều chương trình liên kết ở các tỉnh miền Trung như “Ba vùng một điểm đến”… nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở hình thức, trao đổi kinh nghiệm, việc thực hiện trên thực tế còn rất hạn chế và quan trọng hơn là thực hiện chưa tốt những cam kết.
Hiện nay, các địa phương đều có kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch của mình nhưng việc xây dựng kế hoạch vẫn chủ yếu nhìn vào ngân sách xúc tiến du lịch hàng năm của địa phương mình và những định hướng cảm tính là chính, chưa có sự chia sẻ thông tin giữa các địa phương để cùng kết hợp xây dựng kế hoạch quảng bá xúc tiến chung nhằm tổ chức các hoạt động xúc tiến trọng tâm có tính quy mô và liên kết cao giữa địa phương, vùng miền cho dù các địa phương đã “bắt tay hợp tác” cam kết với nhau.
Để liên kết để quảng bá du lịch hiệu quả và chuyên nghiệp, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: ngành du lịch sẽ đẩy mạnh liên kết với các bộ, ngành liên quan như: hàng không, giao thông vận tải, thương mại, ngoại giao, công thương, đường sắt, đường thủy... bằng cách xây dựng lộ trình và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút, đảm bảo an toàn cho khách du lịch; tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ tục xuất, nhập cảnh, visa.
Cùng với việc kết hợp hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư - thương mại - dịch vụ - hàng không - ngoại giao - văn hóa nhằm nâng cao hoạt động xúc tiến cả về quy mô và chất lượng, thu hút nguồn lực xã hội hóa, tiếp cận được nguồn thị trường rộng lớn; đồng thời tăng cường tính hiệu quả việc xây dựng thương hiệu quốc gia một cách toàn diện và triển khai thành công Chương trình kích cầu du lịch.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, ngành du lịch cũng sẽ tăng cường sự liên kết giữa trung ương với địa phương trong công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến quảng bá du lịch.
Đồng thời cần đẩy mạnh liên kết giữa địa phương với địa phương xúc tiến quảng bá để từng bước cùng tạo dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về tính liên kết vùng, liên kết địa phương nhằm phát huy tối đa các nguồn lực về tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
Ngành du lịch sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền và quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước để nâng cao tính chuyên nghiệp, quy mô, hiệu quả, tiết kiệm; tránh tình trạng manh mún, trùng lặp, dàn trải trong hoạt động xúc tiến du lịch.
Đồng thời, khuyến khích các địa phương cùng một vùng tăng cường liên kết trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, kết nối tour-tuyến, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch.
Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch cũng đa dạng hoá sản phẩm du lịch và kết nối các tour, tuyến, khu du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến các loại hình du lịch có thế mạnh của khu vực; xây dựng các sản phẩm cũng như các dịch vụ du lịch phù hợp để kết nối với các nguồn khách.
Sự gắn bó chặt chẽ của các doanh nghiệp trong quá trình liên kết sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị của thương hiệu, sản phẩm, hiệu quả kinh doanh. Các mối liên kết này sẽ là nhân tố đảm bảo hình thành nên yếu tố chất lượng cao, sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, đặc biệt là của hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)