Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và thúc đẩy đầu tư, liên kết, phát triển mang tính liên vùng.
Ngày 6/9, phát biểu tại Hội nghị Đầu tư và Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức ở Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam tiếp tục có sự quan tâm đặc biệt, trong đó đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ và tạo thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển.
Nhiều chủ trương, chính sách đã được phê duyệt như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025, quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng hoanh nghênh và đánh giá cao việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã chủ trì tổ chức hội nghị và cho rằng, đây là việc làm rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy đầu tư và phát triển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng tại hội nghị này, các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp có dịp trao đổi những thông tin mới nhất về cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư, các dự án tiềm năng của phía Việt Nam đang kêu gọi và khuyến khích đầu tư; những vấn đề khó khăn vướng mắc đối với việc kinh doanh, đầu tư cần được làm rõ và tháo gỡ.
Thông qua hội nghị, Thủ tướng mong muốn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ khai thác thật tốt các tiềm năng, thế mạnh của cả vùng, huy động cao nhất các nguồn lực bên trong và bên ngoài, sớm đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng.
Thủ tướng đề nghị chính quyền các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đẩy mạnh cải cách hành chính, có những cơ chế, chính sách phù hợp, thông thoáng để thu hút đầu tư trên nền các quy định chung, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai sản xuất kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả các nhà đầu tư và phía Việt Nam. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích, bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng...
Đây là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, bao gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích tự nhiên trên 4 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người (chiếm 21% cả nước); có đường biên giới với Campuchia dài khoảng 330km; bờ biển dài trên 700km với khoảng 360.000km2 vùng biển chủ quyền Việt Nam; hàng năm đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất Việt Nam, hàng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, đóng góp khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu và khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long còn là một vùng sinh thái đặc thù, hàng năm có gần một nửa diện tích với hàng triệu người dân trong cuộc sống và sản xuất có từ 3 đến 4 tháng liên quan đến lũ từ sông Mekong đổ về. Bên cạnh những mặt lợi rất lớn do nước lũ đem đến, lũ cũng gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt và làm thiệt hại không nhỏ về người, tài sản đối với nhân dân trong vùng.
Nhận rõ đặc điểm, ví trí quan trọng, tiềm năng to lớn và những khó khăn trong việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo và đầu tư, hỗ trợ về nhiều mặt, cùng với sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương, toàn vùng đã huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Toàn vùng đã tạo ra sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội.
Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10-12%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng lên; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là cung cấp điện, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục có bước phát triển quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh; an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm và tăng cường. Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của cả nước trong những năm đổi mới vừa qua.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế to lớn của vùng; kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm; chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp còn thấp; thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn hạn chế, thấp xa so với các vùng khác. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ dân cư còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng ngập lũ sâu và trong đồng bào Khmer. Công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém; hiệu quả đầu tư chưa cao.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã trình bày những tiềm năng, chủ trương, chính sách, quy hoạch thu hút đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.
Ngày 6/9, phát biểu tại Hội nghị Đầu tư và Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức ở Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam tiếp tục có sự quan tâm đặc biệt, trong đó đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ và tạo thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển.
Nhiều chủ trương, chính sách đã được phê duyệt như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025, quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng hoanh nghênh và đánh giá cao việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã chủ trì tổ chức hội nghị và cho rằng, đây là việc làm rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy đầu tư và phát triển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng tại hội nghị này, các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp có dịp trao đổi những thông tin mới nhất về cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư, các dự án tiềm năng của phía Việt Nam đang kêu gọi và khuyến khích đầu tư; những vấn đề khó khăn vướng mắc đối với việc kinh doanh, đầu tư cần được làm rõ và tháo gỡ.
Thông qua hội nghị, Thủ tướng mong muốn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ khai thác thật tốt các tiềm năng, thế mạnh của cả vùng, huy động cao nhất các nguồn lực bên trong và bên ngoài, sớm đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng.
Thủ tướng đề nghị chính quyền các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đẩy mạnh cải cách hành chính, có những cơ chế, chính sách phù hợp, thông thoáng để thu hút đầu tư trên nền các quy định chung, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai sản xuất kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả các nhà đầu tư và phía Việt Nam. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích, bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng...
Đây là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, bao gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích tự nhiên trên 4 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người (chiếm 21% cả nước); có đường biên giới với Campuchia dài khoảng 330km; bờ biển dài trên 700km với khoảng 360.000km2 vùng biển chủ quyền Việt Nam; hàng năm đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất Việt Nam, hàng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, đóng góp khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu và khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long còn là một vùng sinh thái đặc thù, hàng năm có gần một nửa diện tích với hàng triệu người dân trong cuộc sống và sản xuất có từ 3 đến 4 tháng liên quan đến lũ từ sông Mekong đổ về. Bên cạnh những mặt lợi rất lớn do nước lũ đem đến, lũ cũng gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt và làm thiệt hại không nhỏ về người, tài sản đối với nhân dân trong vùng.
Nhận rõ đặc điểm, ví trí quan trọng, tiềm năng to lớn và những khó khăn trong việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo và đầu tư, hỗ trợ về nhiều mặt, cùng với sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương, toàn vùng đã huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Toàn vùng đã tạo ra sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội.
Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10-12%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng lên; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là cung cấp điện, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục có bước phát triển quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh; an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm và tăng cường. Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của cả nước trong những năm đổi mới vừa qua.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế to lớn của vùng; kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm; chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp còn thấp; thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn hạn chế, thấp xa so với các vùng khác. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ dân cư còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng ngập lũ sâu và trong đồng bào Khmer. Công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém; hiệu quả đầu tư chưa cao.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã trình bày những tiềm năng, chủ trương, chính sách, quy hoạch thu hút đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)