Liên kết vùng đang là xu hướng được quan tâm đầu tư của ngành du lịch Việt Nam. Với “bàn đạp” là Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ-Phú Yên 2011 vừa kết thúc thành công, ngành sẽ tiếp tục với Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ-Huế 2012, chủ đề “Du lịch Di sản” (Heritage Tourism). Nhìn lại chặng đường qua, lãnh đạo ngành đã có thêm nhiều kinh nghiệm từ bài toán liên kết vùng giúp định hướng tương lai cho ngành “công nghiệp không khói” Việt Nam. {Doanh nghiệp hiến kế cho du lịch biển miền Trung}
Xu hướng liên kết… vào mùa Để chuẩn bị cho Năm Du lịch Di sản 2012, lãnh đạo cấp cao của bảy tỉnh, thành phố là Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam đã có nhiều cuộc họp bàn tròn, thể hiện quyết tâm đồng lòng phát triển du lịch liên vùng. Rõ ràng, xu hướng liên kết cụm địa phương trong du lịch đang trở thành một nhận thức, một quyết tâm chính trị của các tỉnh, thành trong một vùng du lịch. “Hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác du lịch rất cần liên kết. Bởi, một địa phương không thể đơn thương độc mã phát triển, không thể đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực cho mình, cũng như không đủ tiềm lực để tạo ra những hiệu ứng hay chiến dịch quảng bá trong nước và nước ngoài…” Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh. Ông Tuấn cũng khẳng định thêm, liên kết là một yêu cầu khách quan, xu thế tất yếu và là trải nghiệm mà các vùng miền đã đúc kết được từ các năm trước. Vấn đề liên kết ở đây xét cho cùng sẽ trả lời ba vấn đề: Ai liên kết, liên kết cái gì và liên kết như thế nào. Theo đó, sẽ luôn tồn tại mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước, giữa các địa phương và các doanh nghiệp với nhau… nhằm liên kết năm vấn đề: Liên kết để đầu tư hạ tầng; liên kết để đầu tư phát triển sản phẩm, vừa tạo ra sự hỗ trợ cho nhau nhưng không trùng lặp về sản phẩm du lịch; liên kết về đào tạo nguồn nhân lực; liên kết trong hoạt động quảng bá, xúc tiến; liên kết trong tổ chức các sự kiện để tạo hiệu ứng và tương hỗ giữa một chuỗi các sự kiện. Song, làm thế nào liên kết hiệu quả để các địa phương đều tìm thấy cho mình cơ hội phát triển và lợi ích? Thiết nghĩ, cần cho ngành du lịch thêm thời gian… trải nghiệm mà rút ra những bài học. Bởi, sau liên kết đầu tiên mang tính thử nghiệm của tám tỉnh từ Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ 2011, vị “thủ lĩnh” của ngành cũng phải thừa nhận: “Liên kết giữa các tỉnh mới chỉ được công bố trên hình thức chứ thực chất bên trong chưa đạt kết quả như mong đợi.” Thay đổi từ nhận thức Liên kết vùng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho du lịch cộng đồng phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế, “người Việt Nam có nhận thức rất thấp về du lịch cộng đồng, thậm chí nhận thức của quan chức còn chưa tốt chứ chưa nói đến dân thường,” Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp đánh giá. Bà Điệp cho rằng, nhiều người không chịu hiểu, giữ gìn được vẻ hoang sơ của cảnh quan còn đông người đến xem và nghỉ dưỡng hơn là tìm mọi cách khai thác, biến nó thành khu công nghiệp. Do vậy, để có nguồn thu lâu dài, phải biến tăng trưởng “du lịch nóng” thành “du lịch xanh,” chứ không thể cứ “nóng” để rồi con cháu chúng ta đời sau phải trả nợ. Chính vì thế, mỗi cá nhân cần giúp cho ngành du lịch dần thay đổi khái niệm, để làm sao du lịch cộng đồng mang lại nguồn lợi cho cộng đồng chứ không phải bắt cộng đồng ấy trở thành những người làm du lịch. Nếu theo quan điểm trên, ngay từ đầu ngành đã tiếp cận sai về cách làm du lịch cộng đồng? Lý giải điều này bà Điệp thừa nhận, không phải chỉ Việt Nam mà trên thế giới nhiều quốc gia cũng tiếp cận chưa đúng và giờ phải nhận thức lại. “Có một số nơi nhận thức đúng khi các doanh nghiệp khai thác du lịch xong sẽ nộp lại doanh thu, lợi nhuận cho cộng đồng địa phương đó. Ví dụ như ở Ấn Độ, Kenya… các resort phải nộp 10% lợi nhuận thu được để phát triển du lịch cộng đồng ở đó, chứ người dân không phải tham gia làm du lịch bằng cách ra bán hàng, hay vờ ngồi đánh cờ ngoài đường…,” vị nữ lãnh đạo cho hay./.
Xu hướng liên kết… vào mùa Để chuẩn bị cho Năm Du lịch Di sản 2012, lãnh đạo cấp cao của bảy tỉnh, thành phố là Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam đã có nhiều cuộc họp bàn tròn, thể hiện quyết tâm đồng lòng phát triển du lịch liên vùng. Rõ ràng, xu hướng liên kết cụm địa phương trong du lịch đang trở thành một nhận thức, một quyết tâm chính trị của các tỉnh, thành trong một vùng du lịch. “Hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác du lịch rất cần liên kết. Bởi, một địa phương không thể đơn thương độc mã phát triển, không thể đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực cho mình, cũng như không đủ tiềm lực để tạo ra những hiệu ứng hay chiến dịch quảng bá trong nước và nước ngoài…” Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh. Ông Tuấn cũng khẳng định thêm, liên kết là một yêu cầu khách quan, xu thế tất yếu và là trải nghiệm mà các vùng miền đã đúc kết được từ các năm trước. Vấn đề liên kết ở đây xét cho cùng sẽ trả lời ba vấn đề: Ai liên kết, liên kết cái gì và liên kết như thế nào. Theo đó, sẽ luôn tồn tại mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước, giữa các địa phương và các doanh nghiệp với nhau… nhằm liên kết năm vấn đề: Liên kết để đầu tư hạ tầng; liên kết để đầu tư phát triển sản phẩm, vừa tạo ra sự hỗ trợ cho nhau nhưng không trùng lặp về sản phẩm du lịch; liên kết về đào tạo nguồn nhân lực; liên kết trong hoạt động quảng bá, xúc tiến; liên kết trong tổ chức các sự kiện để tạo hiệu ứng và tương hỗ giữa một chuỗi các sự kiện. Song, làm thế nào liên kết hiệu quả để các địa phương đều tìm thấy cho mình cơ hội phát triển và lợi ích? Thiết nghĩ, cần cho ngành du lịch thêm thời gian… trải nghiệm mà rút ra những bài học. Bởi, sau liên kết đầu tiên mang tính thử nghiệm của tám tỉnh từ Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ 2011, vị “thủ lĩnh” của ngành cũng phải thừa nhận: “Liên kết giữa các tỉnh mới chỉ được công bố trên hình thức chứ thực chất bên trong chưa đạt kết quả như mong đợi.” Thay đổi từ nhận thức Liên kết vùng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho du lịch cộng đồng phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế, “người Việt Nam có nhận thức rất thấp về du lịch cộng đồng, thậm chí nhận thức của quan chức còn chưa tốt chứ chưa nói đến dân thường,” Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp đánh giá. Bà Điệp cho rằng, nhiều người không chịu hiểu, giữ gìn được vẻ hoang sơ của cảnh quan còn đông người đến xem và nghỉ dưỡng hơn là tìm mọi cách khai thác, biến nó thành khu công nghiệp. Do vậy, để có nguồn thu lâu dài, phải biến tăng trưởng “du lịch nóng” thành “du lịch xanh,” chứ không thể cứ “nóng” để rồi con cháu chúng ta đời sau phải trả nợ. Chính vì thế, mỗi cá nhân cần giúp cho ngành du lịch dần thay đổi khái niệm, để làm sao du lịch cộng đồng mang lại nguồn lợi cho cộng đồng chứ không phải bắt cộng đồng ấy trở thành những người làm du lịch. Nếu theo quan điểm trên, ngay từ đầu ngành đã tiếp cận sai về cách làm du lịch cộng đồng? Lý giải điều này bà Điệp thừa nhận, không phải chỉ Việt Nam mà trên thế giới nhiều quốc gia cũng tiếp cận chưa đúng và giờ phải nhận thức lại. “Có một số nơi nhận thức đúng khi các doanh nghiệp khai thác du lịch xong sẽ nộp lại doanh thu, lợi nhuận cho cộng đồng địa phương đó. Ví dụ như ở Ấn Độ, Kenya… các resort phải nộp 10% lợi nhuận thu được để phát triển du lịch cộng đồng ở đó, chứ người dân không phải tham gia làm du lịch bằng cách ra bán hàng, hay vờ ngồi đánh cờ ngoài đường…,” vị nữ lãnh đạo cho hay./.
Ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg Phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030."
Trong đó ghi rõ, mục tiêu tổng quát của Chiến lược đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại.
Sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11,5 đến 12%/năm. Năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu đón 7-7,5 triệu lượt khách quốc tế, 36-37 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Đến năm 2020 sẽ đón từ 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế, 47-48 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD và tới năm 2030 thì tổng thu từ khách du lịch sẽ tăng gấp 2 lần năm 2020
|
ChiLê (Vietnam+)