Vụ bông năm nay, Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên đã liên kết, ký hợp đồng trực tiếp với trên 3.500 hộ đồng bào các dân tộc trồng mới 2.000ha bông, tăng gần 1.000ha so với năm ngoái.
Đây cũng là vụ bông có diện tích, năng suất cao nhất (ước đạt 2 tấn/ ha) so với từ năm 2004 trở lại đây. Diện tích bông này tập trung chủ yếu ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M’Gar.
Ngay từ đầu vụ, Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên đã hỗ trợ 100% chi phí hạt giống và ứng trước một phần vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh cây bông cho các hộ gia đình tham gia trồng bông. Công ty cũng có trách nhiệm thu mua hết sản lượng bông trong nhân dân, với giá 17.000 đồng/kg.
Gia đình anh Nông Văn Đàn, ở thôn 1A, xã vùng sâu Ea Siên (thị xã Buôn Hồ) ký hợp đồng với Công ty trồng 5 sào bông trên diện tích trồng ngô, đậu đỗ trước đây. Theo thỏa thuận, gia đình anh được Công ty hỗ trợ 50% chi phí về giống và được ứng trước phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được hướng dẫn quy trình kỹ thuật từ khâu làm đất đến gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Nhờ vậy, hiện nay, toàn bộ diện tích bông của gia đình phát triển khá tốt, ước năng suất đạt 2 tấn/ha.
Theo tính toán của anh Nông Văn Đàn, mỗi sào đầu tư khoảng 350.000 đồng, với năng suất 2 tạ bông/sào và với giá bán như hiện nay 17.000 đồng/kg thì mỗi vụ bông anh thu nhập được gần 20 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng cạn ngắn ngày khác.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên đang từng bước khôi phục, ổn định vùng bông nguyên liệu trên 4.000ha tập trung tại các địa phương Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M’Gar, Krông Pắk, Ea Kar, Cư Jút, Krông Nô... nhằm dáp ứng một phần nguyên liệu bông xơ cho ngành dệt may Việt Nam./.
Đây cũng là vụ bông có diện tích, năng suất cao nhất (ước đạt 2 tấn/ ha) so với từ năm 2004 trở lại đây. Diện tích bông này tập trung chủ yếu ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M’Gar.
Ngay từ đầu vụ, Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên đã hỗ trợ 100% chi phí hạt giống và ứng trước một phần vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh cây bông cho các hộ gia đình tham gia trồng bông. Công ty cũng có trách nhiệm thu mua hết sản lượng bông trong nhân dân, với giá 17.000 đồng/kg.
Gia đình anh Nông Văn Đàn, ở thôn 1A, xã vùng sâu Ea Siên (thị xã Buôn Hồ) ký hợp đồng với Công ty trồng 5 sào bông trên diện tích trồng ngô, đậu đỗ trước đây. Theo thỏa thuận, gia đình anh được Công ty hỗ trợ 50% chi phí về giống và được ứng trước phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được hướng dẫn quy trình kỹ thuật từ khâu làm đất đến gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Nhờ vậy, hiện nay, toàn bộ diện tích bông của gia đình phát triển khá tốt, ước năng suất đạt 2 tấn/ha.
Theo tính toán của anh Nông Văn Đàn, mỗi sào đầu tư khoảng 350.000 đồng, với năng suất 2 tạ bông/sào và với giá bán như hiện nay 17.000 đồng/kg thì mỗi vụ bông anh thu nhập được gần 20 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng cạn ngắn ngày khác.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên đang từng bước khôi phục, ổn định vùng bông nguyên liệu trên 4.000ha tập trung tại các địa phương Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M’Gar, Krông Pắk, Ea Kar, Cư Jút, Krông Nô... nhằm dáp ứng một phần nguyên liệu bông xơ cho ngành dệt may Việt Nam./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)