"Cần một Trái Đất rưỡi"

Liên hợp quốc: "Thế giới cần một Trái Đất rưỡi"

Theo Chương trình Môi trường LHQ, để đáp ứng mức độ tiêu thụ tài nguyên và thải khí thải hiện nay, thế giới cần một Trái Đất rưỡi.
Ngày 6/6, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã công bố báo cáo lầnthứ 5 về “Triển vọng môi trường toàn cầu” (GEO-5), trong đó cảnh báo các hệthống môi trường của Trái Đất đang bị đẩy tới giới hạn vật lý và sinh học caonhất và nguy cơ tiềm tàng về một thảm họa môi trường bất ngờ chưa từng thấy đãhiện rõ.

Báo cáo dài 525 trang của UNEP được công bố ngay trước khi diễn ra Hội nghị cấpcao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) cũng khẳng định môi trườngtoàn cầu đã ở thời điểm bước ngoặt nguy hiểm. Biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt củatầng ozone, các nguồn hải sản giảm mạnh và sự tuyệt chủng của hàng loạt động vậtlà những đe dọa môi trường nghiêm trọng nhất. Dân số toàn cầu tăng nhanh, đô thịhóa và tiêu dùng không bền vững đã gây ra những tổn hại không thể ngờ đối vớihành tinh.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đồng thời là Tổng Giám đốc UNEP, Achim Steiner,kêu gọi các nhà hoạch định chính sách các nước và quốc tế hành động khẩn cấp đểxác định các mục tiêu môi trường mới tại Rio+20, vì đây là diễn đàn lý tưởng đểthúc đẩy các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thảm họa môi trường. Thời giankhông còn nhiều để hành động khi dân số thế giới đang tăng nhanh đến 9 tỷ ngườivào năm 2050 và nền kinh tế toàn cầu đã tiêu dùng gần cạn kiệt các nguồn tàinguyên của Trái Đất.

Nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục, nếu các mô hình sản xuất và tiêu dùng hiệnnay không thay đổi, thế giới sẽ phải chứng kiến các mức độ thiệt hại và suythoái môi trường chưa từng thấy.

Báo cáo GEO-5 cho biết trong 90 mục tiêu môi trường hiện hành, chỉ có 4 mục tiêuđã đạt được tiến bộ quan trọng, trong đó thành công nhất là mục tiêu ngăn chặnsự cạn kiệt của tầng ozone và cung cấp quyền tiếp cận nước sạch. 24 mục tiêuquan trọng khác, trong đó có biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt của nguồn hải sảntrên các đại dương và sa mạc hóa mở rộng không đạt được tiến bộ nào.

Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã tăng gần 40% trong thời gian từ năm 1992đến năm 2010. Hiện trạng mất đa dạng sinh học đã ở mức báo động, đặc biệt đadạng sinh học ở vành đai nhiệt đới của hành tinh đã giảm 30% kể từ năm 1992 đếnnăm 2010. Thiệt hại kinh tế hàng năm do biến đổi khí hậu sẽ lên tới 1-2% tổngsản phẩm nội địa toàn cầu vào năm 2100 nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 2,5 độ C.Để đáp ứng mức độ tiêu thụ tài nguyên và thải khí thải hiện nay, thế giới phảicần tới một Trái Đất rưỡi.

GEO-5 nhấn mạnh châu Á-Thái Bình Dương, ngôi nhà chung của hơn một nửa nhânloại, đóng vai trò then chốt để tạo ra một tương lai xanh trên hành tinh. TrungQuốc và Ấn Độ sẽ chiếm tới 57% mức tăng toàn cầu về khí thải liên quan đến vậntải từ năm 2005 đến 2030. Châu Á-Thái Bình Dương cũng đang đối mặt với nhu cầuđang tăng lên nhanh chóng về nước cho nông nghiệp và công nghiệp khi nguồn nướcngầm cạn kiệt, các dòng sông ngày càng ô nhiễm và bị chặn để phục vụ các nhu cầuthủy lợi và thủy điện./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục