Trong nghiên cứu mới nhất công bố ngày 19/4, Quỹ quốc tế Liên hợp quốc về phát triển nông nghiệp (IFAD) đã đánh giá khá lạc quan về tiến trình thực hiện Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ về giảm đói nghèo tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
IFAD cho biết, trong thập kỷ qua, 350 triệu người ở các nước châu Á-Thái Bình Dương đã thoát khỏi đói nghèo, trong đó khu vực Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về giảm số người cùng khổ ở nông thôn.
Hiện có khoảng 80% số người cùng khổ ở Nam Á sống ở nông thôn nhưng trong thập kỷ qua, con số này cũng đã giảm.
Nghiên cứu của IFAD nhấn mạnh, nông nghiệp là chìa khóa xóa đói nghèo, mang lại sự thịnh vượng cho các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 trở nên trầm trọng hơn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Tuy nhiên, nền móng cơ cấu được châu Á-Thái Bình Dương thiết lập năm 2008 đã mở ra sự cân bằng lương thực mới của khu vực.
Người nông dân ở khu vực này đã có các giải pháp kinh doanh nông nghiệp khả thi, đảm bảo thị trường lương thực và hiệu quả thể chế hỗ trợ dây chuyền cung cấp lương thực có giá trị cao hơn. Tỷ lệ người nghèo khổ ở nông thôn trong khu vực đã giảm từ 48% xuống 34% trong thập kỷ qua.
Giám đốc IFAD tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Thomas Elhaut cho rằng, mặc dù vẫn đứng trước những thách thức lớn như giá lương thực tăng, tác động bất thường của biến đổi khí hậu, nguồn lực tự nhiên hạn chế, nhưng những thay đổi sâu sắc trong thị trường nông nghiệp châu Á-Thái Bình Dương đã mở ra cho nông dân những cơ hội mới để tăng sản lượng lương thực.
Sự tận dụng các cơ hội này sẽ đảm bảo việc cung cấp nhu cầu lương thực cho tiến trình đô thị hóa nhanh chóng trong khu vực.
Tuy nhiên, nghiên cứu của IFAD cũng lưu ý rằng, châu Á-Thái Bình Dương cần đáp ứng nhu cầu khẩn cấp về tăng đầu tư phát triển nông nghiệp dựa trên đường lối phát triển nông nghiệp mới vừa định hướng thị trường vừa bền vững.
Châu Á-Thái Bình Dương vẫn có số người đói nghèo lớn nhất so với các khu vực khác trên thế giới với hơn 680 triệu người hiện vẫn sống trong nghèo khổ. Khu vực này cần tăng đầu tư nông nghiệp thêm 24% để đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm đói nghèo và triển vọng đạt mục tiêu này cũng rất lạc quan.
Nghiên cứu của IFAD đề xuất các chiến lược đầu tư và chính sách nhằm giúp nông dân sản xuất nhỏ xử lý các rủi ro, tiếp cận các thị trường nông nghiệp và các thị trường đang nổi lên. IFAD kêu gọi mỗi nước trong khu vực cần có các chính sách nông nghiệp phù hợp để thúc đẩy phát triển nông thôn, tăng cường an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo./.
IFAD cho biết, trong thập kỷ qua, 350 triệu người ở các nước châu Á-Thái Bình Dương đã thoát khỏi đói nghèo, trong đó khu vực Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về giảm số người cùng khổ ở nông thôn.
Hiện có khoảng 80% số người cùng khổ ở Nam Á sống ở nông thôn nhưng trong thập kỷ qua, con số này cũng đã giảm.
Nghiên cứu của IFAD nhấn mạnh, nông nghiệp là chìa khóa xóa đói nghèo, mang lại sự thịnh vượng cho các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 trở nên trầm trọng hơn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Tuy nhiên, nền móng cơ cấu được châu Á-Thái Bình Dương thiết lập năm 2008 đã mở ra sự cân bằng lương thực mới của khu vực.
Người nông dân ở khu vực này đã có các giải pháp kinh doanh nông nghiệp khả thi, đảm bảo thị trường lương thực và hiệu quả thể chế hỗ trợ dây chuyền cung cấp lương thực có giá trị cao hơn. Tỷ lệ người nghèo khổ ở nông thôn trong khu vực đã giảm từ 48% xuống 34% trong thập kỷ qua.
Giám đốc IFAD tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Thomas Elhaut cho rằng, mặc dù vẫn đứng trước những thách thức lớn như giá lương thực tăng, tác động bất thường của biến đổi khí hậu, nguồn lực tự nhiên hạn chế, nhưng những thay đổi sâu sắc trong thị trường nông nghiệp châu Á-Thái Bình Dương đã mở ra cho nông dân những cơ hội mới để tăng sản lượng lương thực.
Sự tận dụng các cơ hội này sẽ đảm bảo việc cung cấp nhu cầu lương thực cho tiến trình đô thị hóa nhanh chóng trong khu vực.
Tuy nhiên, nghiên cứu của IFAD cũng lưu ý rằng, châu Á-Thái Bình Dương cần đáp ứng nhu cầu khẩn cấp về tăng đầu tư phát triển nông nghiệp dựa trên đường lối phát triển nông nghiệp mới vừa định hướng thị trường vừa bền vững.
Châu Á-Thái Bình Dương vẫn có số người đói nghèo lớn nhất so với các khu vực khác trên thế giới với hơn 680 triệu người hiện vẫn sống trong nghèo khổ. Khu vực này cần tăng đầu tư nông nghiệp thêm 24% để đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm đói nghèo và triển vọng đạt mục tiêu này cũng rất lạc quan.
Nghiên cứu của IFAD đề xuất các chiến lược đầu tư và chính sách nhằm giúp nông dân sản xuất nhỏ xử lý các rủi ro, tiếp cận các thị trường nông nghiệp và các thị trường đang nổi lên. IFAD kêu gọi mỗi nước trong khu vực cần có các chính sách nông nghiệp phù hợp để thúc đẩy phát triển nông thôn, tăng cường an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo./.
(Vietnam+)