Nhấn mạnh với báo giới, Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chủ tịch Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất Lại Văn Sinh cho biết, mục tiêu chính của Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất là “nhằm tôn vinh điện ảnh châu Á,” bởi vậy sẽ có riêng một Ban giám khảo NETPAC (Tổ chức thúc đẩy điện ảnh châu Á) dành cho các bộ phim châu Á xuất sắc. Bởi thế hơn một năm qua, Ban tổ chức Liên hoan phim rất nỗ lực xúc tiến quảng bá và tranh thủ giới thiệu Liên hoan phim Việt Nam ở các Liên hoan phim quốc tế danh tiếng. Lần đầu tiên phim... xuống đường Không chỉ dừng lại ở khẳng định Liên hoan phim quốc tế lần nhằm tôn vinh điện ảnh châu Á, Ban tổ chức Liên hoan phim còn nhấn mạnh hai mục tiêu quan trọng khác. Một là Liên hoan phim nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và thúc đẩy hợp tác phát triển hơn nữa giữa các nhà làm phim trong khu vực cũng như quốc tế thông qua việc giới thiệu những phim mới nhất của các đạo diễn tài năng, đặc biệt các đạo diễn ở khu vực Đông Nam Á. Hai là Liên hoan phim được tổ chức để xây dựng một nền văn hóa điện ảnh có sự tương tác của khán giả. Cũng vì muốn xây dựng một Liên hoan phim chất lượng và có đẳng cấp nên Ban tổ chức Việt Nam trong thời gian qua đã tham khảo kinh nghiệm tổ chức của rất nhiều Liên hoan phim quốc tế như Venice, Cannes, Toronto, Pusan, Hongkong… Giám đốc Công ty BHD Ngô Thị Bích Hạnh (Công ty đồng tổ chức Liên hoan phim ) cho biết: “Các hoạt động trao giải thưởng chỉ là một phần rất nhỏ của Liên hoan phim. Trong 60 phim tham dự thì chỉ có khoảng 10 phim tham gia tranh giải, còn lại các phim sẽ được chiếu trong các chương trình khác nhau của Liên hoan phim , cũng như hoạt động chiếu phim sẽ có cả ở trong nhà lẫn ngoài trời. Vì nó sẽ tạo không khí thực sự là liên hoan.” Phim ngoài trời được dự kiến chiếu ở khuôn viên Vườn hoa Lý Thái Tổ và trước Nhà hát Lớn Hà Nội. Như vậy, một trong những điểm khác biệt lớn nhất ở Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất so với các Liên hoan phim quốc tế khác là sẽ “liên hoan nhiều hơn, thi phim ít hơn.” Bên cạnh đó, “bằng hình thức chiếu phim ngoài trời, Ban tổ chức muốn Liên hoan phim gần với liên hoan nghệ thuật đường phố. Hoạt động này vừa giúp đông đảo công chúng có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu các nền điện ảnh thế giới vừa cho họ cảm nhận được không khí của liên hoan gần mình hơn,” bà Hạnh nói. 30 nền điện ảnh tụ hội
Trong khuôn khổ Liên hoan phim, ngoài các hoạt động chính còn có rất nhiều hoạt động giao lưu với đoàn phim, giao lưu với diễn viên, hội thảo dành cho những người trong nghề… Đây là cơ hội tốt cho các nhà làm phim Việt Nam trong nước được giao lưu, học hỏi và làm việc cùng các đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất hàng đầu thế giới. “Chính trong những cuộc gặp gỡ, trao đổi như vậy có thể nảy sinh ý tưởng mới để làm ra những bộ phim tốt hơn,” bà Hạnh chia sẻ. Tính đến thời hạn gửi phim tham dự, Ban tổ chức đã nhận được 96 phim từ 30 nền điện ảnh các quốc gia. Ban tổ chức sẽ lựa chọn trên 50 phim để chiếu tại Liên hoan phim ở các hạng mục Phim dự thi và Phim chiếu trong Chương trình Điện ảnh thế giới ngày nay (panorama). Bên cạnh 19 phim dự thi ở hai thể loại Phim truyện và Phim ngắn, tài liệu, phim hoạt hình, chương trình Điện ảnh thế giới ngày nay cũng được khởi động với 20 bộ phim được trình chiếu. Song song với nó là hai chương trình chiếu phim Tiêu điểm (với 5 phim Pháp) và Điện ảnh Việt Nam ngày nay (10-15 phim đạt nhiều thành tựu tại các Liên hoan phim từ năm 2005 trở lại đây và là bản có phụ đề tiếng Anh). Ở hạng mục phim truyện nhựa, Trung Quốc gửi 3 phim: “Người nước ngoài”, “Buổi biểu diễn" và "Câu lạc bộ chia tay;” Nhật Bản có “Người ngựa vằn,” “Người yêu tôi là người nước ngoài;” Malaysia với “Nhà máy hổ;” Indonesia góp mặt “Màu cờ đỏ trắng;” Thái Lan trình làng hai phim “Bản giao hưởng tháng 10” và “Big boy;” Singapore với “Lâu đài cát”... Việt Nam tham gia hai phim ở hạng mục này, trong đó có "Long Thành cầm giả ca" (đạo diễn Đào Bá Sơn). Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chủ tịch Liên hoan phim Lại Văn Sinh cho biết, để công chúng có thể tiếp cận gần hơn với các nền điện ảnh thế giới Ban tổ chức sẽ bán vé để đông đảo người yêu phim có thể đến xem. Với sự chuẩn bị công phu và dàn “sao khủng” đảm trách cương vị Ban giám khảo, Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất được kỳ vọng sẽ gây tiếng vang và khẳng định được vị trí trong bối cảnh các Liên hoan phim ở khu vực châu Á đang gặp nhiều khó khăn./.
Trong khuôn khổ Liên hoan phim, ngoài các hoạt động chính còn có rất nhiều hoạt động giao lưu với đoàn phim, giao lưu với diễn viên, hội thảo dành cho những người trong nghề… Đây là cơ hội tốt cho các nhà làm phim Việt Nam trong nước được giao lưu, học hỏi và làm việc cùng các đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất hàng đầu thế giới. “Chính trong những cuộc gặp gỡ, trao đổi như vậy có thể nảy sinh ý tưởng mới để làm ra những bộ phim tốt hơn,” bà Hạnh chia sẻ. Tính đến thời hạn gửi phim tham dự, Ban tổ chức đã nhận được 96 phim từ 30 nền điện ảnh các quốc gia. Ban tổ chức sẽ lựa chọn trên 50 phim để chiếu tại Liên hoan phim ở các hạng mục Phim dự thi và Phim chiếu trong Chương trình Điện ảnh thế giới ngày nay (panorama). Bên cạnh 19 phim dự thi ở hai thể loại Phim truyện và Phim ngắn, tài liệu, phim hoạt hình, chương trình Điện ảnh thế giới ngày nay cũng được khởi động với 20 bộ phim được trình chiếu. Song song với nó là hai chương trình chiếu phim Tiêu điểm (với 5 phim Pháp) và Điện ảnh Việt Nam ngày nay (10-15 phim đạt nhiều thành tựu tại các Liên hoan phim từ năm 2005 trở lại đây và là bản có phụ đề tiếng Anh). Ở hạng mục phim truyện nhựa, Trung Quốc gửi 3 phim: “Người nước ngoài”, “Buổi biểu diễn" và "Câu lạc bộ chia tay;” Nhật Bản có “Người ngựa vằn,” “Người yêu tôi là người nước ngoài;” Malaysia với “Nhà máy hổ;” Indonesia góp mặt “Màu cờ đỏ trắng;” Thái Lan trình làng hai phim “Bản giao hưởng tháng 10” và “Big boy;” Singapore với “Lâu đài cát”... Việt Nam tham gia hai phim ở hạng mục này, trong đó có "Long Thành cầm giả ca" (đạo diễn Đào Bá Sơn). Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chủ tịch Liên hoan phim Lại Văn Sinh cho biết, để công chúng có thể tiếp cận gần hơn với các nền điện ảnh thế giới Ban tổ chức sẽ bán vé để đông đảo người yêu phim có thể đến xem. Với sự chuẩn bị công phu và dàn “sao khủng” đảm trách cương vị Ban giám khảo, Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất được kỳ vọng sẽ gây tiếng vang và khẳng định được vị trí trong bối cảnh các Liên hoan phim ở khu vực châu Á đang gặp nhiều khó khăn./.
Ban tổ chức cho hay các sự kiện bên lề sẽ góp phần làm cho Liên hoan phim thêm sắc màu như: Lễ ra quân của 300 tình nguyện viên của Liên hoan phim tại Nhà hát Lớn vào ngày 16/10.
Ngày 17/10 có nhiều chương trình như Lễ in tay lưu niệm tại Quảng trường Nhà hát Lớn; Chương trình chiếu phim tại các rạp; Khai trương ba triển lãm ảnh ngoài trời; Khai mạc Liên hoan phim tại Trung tâm Hội Nghị Quốc gia (truyền hình trực tiếp trên VTV3).
Ngày 18/10: Tọa đàm Giải pháp tăng cường sản xuất phim Việt Nam; Hoạt động giao lưu với khán giả tại Vườn hoa Lý Thái Tổ; Dàn nhạc giao hưởng Hungary biểu diễn tại Nhà hát Lớn; Chiếu phim ngoài trời tại Nhà Kèn.
Ngày 19/10: Tọa đàm Việt Nam môi trường sản xuất hấp dẫn; Triển lãm ảnh Việt Nam đương đại; Chương trình Thảm đỏ (các diễn viên sẽ đi trên thảm đỏ trên phố Tràng Tiền); Giao lưu giữa các nhà làm phim và các ngôi sao tham dự Liên hoan phim; Chương trình chiếu phim tại Nhà Kèn.
Ngày 20/10: Tọa đàm Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam; Triển lãm Hạng mục điện ảnh khách mời; Giao lưu với các diễn viên, các đoàn phim tại Quảng trường Nhà hát Lớn và chiếu phim ngoài trời.
Ngày 21/10: Bế mạc Liên hoan phim tại Trung tâm hội nghị Quốc gia.
|
ChiLê (Vietnam+)