Tối 30/9, tại khu di tích Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh (Hải Dương), Ban tổ chức Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc 2012 đã tổ chức khai mạc Liên hoan diễn xướng dân gian và Lễ Khai ấn.
Đây là một trong những nghi lễ độc đáo của Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc.
Hưng Đạo Đại Vương được vinh danh là Đức Thánh Trần, từ đó tạo nên một dòng đạo Nội - đạo Thanh đồng mà Đức Thánh Trần là giáo chủ.
Hầu thánh hay còn gọi là Hầu đồng, lên đồng là nghi thức sinh hoạt tâm linh cổ truyền ở Kiếp Bạc nhằm tôn vinh công lao, uy đức của Đức Thánh Trần.
Hầu thánh có 3 loại là hầu trình đồng, mở phủ; hầu việc thánh và hầu mừng. Thực chất của nghi lễ là các thanh đồng giúp tín đồ tấu trình các sở nguyện như sát quỷ, trừ tà, cầu duyên, cầu tự, xin thuốc chữa bệnh... lên Đức Thánh Trần để Ngài cứu độ.
Tín ngưỡng này bắt nguồn từ chuyện kiếm của Đức Thánh Trần có thể chém được tướng giặc Bá Linh (còn gọi là Phạm Nhan, kẻ có phép phù thuỷ, chém đầu này, mọc đầu kia) hoặc xuất phát từ việc chữa bệnh cho binh sỹ bằng thuốc trên Dược Sơn của Đức Thánh...
Từ năm 2006, hầu thánh đã được phục dựng ở Lễ hội Kiếp Bạc dưới hình thức liên hoan diễn xướng hầu thánh trong các ngày diễn ra lễ hội.
Diễn xướng hầu thánh có sức hấp dẫn đối với đông đảo nhân dân bởi đây là một loại hình sân khấu tổng hợp vừa có ca, múa, diễn xướng, vừa có nghi lễ bái tế, trừ tà, ban lộc. Diễn xướng ở Côn Sơn-Kiếp Bạc chủ yếu là hầu mừng thánh với những lời ca về sự tích và cơ ngợi công đức của đức thánh.
Tại lễ hội năm nay, diễn xướng hầu thánh diễn ra trong các ngày từ 15 đến 20/8 âm lịch, với 15 cơ cánh, mỗi ván hầu kéo dài trong khoảng 2 giờ.
Cũng trong tối 30/9, Lễ khai ấn đã được diễn ra tại Khu di tích Kiếp Bạc với ý nghĩa cầu chúc cho sự an khang, thịnh vượng, phòng trừ tà ma…./.
Đây là một trong những nghi lễ độc đáo của Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc.
Hưng Đạo Đại Vương được vinh danh là Đức Thánh Trần, từ đó tạo nên một dòng đạo Nội - đạo Thanh đồng mà Đức Thánh Trần là giáo chủ.
Hầu thánh hay còn gọi là Hầu đồng, lên đồng là nghi thức sinh hoạt tâm linh cổ truyền ở Kiếp Bạc nhằm tôn vinh công lao, uy đức của Đức Thánh Trần.
Hầu thánh có 3 loại là hầu trình đồng, mở phủ; hầu việc thánh và hầu mừng. Thực chất của nghi lễ là các thanh đồng giúp tín đồ tấu trình các sở nguyện như sát quỷ, trừ tà, cầu duyên, cầu tự, xin thuốc chữa bệnh... lên Đức Thánh Trần để Ngài cứu độ.
Tín ngưỡng này bắt nguồn từ chuyện kiếm của Đức Thánh Trần có thể chém được tướng giặc Bá Linh (còn gọi là Phạm Nhan, kẻ có phép phù thuỷ, chém đầu này, mọc đầu kia) hoặc xuất phát từ việc chữa bệnh cho binh sỹ bằng thuốc trên Dược Sơn của Đức Thánh...
Từ năm 2006, hầu thánh đã được phục dựng ở Lễ hội Kiếp Bạc dưới hình thức liên hoan diễn xướng hầu thánh trong các ngày diễn ra lễ hội.
Diễn xướng hầu thánh có sức hấp dẫn đối với đông đảo nhân dân bởi đây là một loại hình sân khấu tổng hợp vừa có ca, múa, diễn xướng, vừa có nghi lễ bái tế, trừ tà, ban lộc. Diễn xướng ở Côn Sơn-Kiếp Bạc chủ yếu là hầu mừng thánh với những lời ca về sự tích và cơ ngợi công đức của đức thánh.
Tại lễ hội năm nay, diễn xướng hầu thánh diễn ra trong các ngày từ 15 đến 20/8 âm lịch, với 15 cơ cánh, mỗi ván hầu kéo dài trong khoảng 2 giờ.
Cũng trong tối 30/9, Lễ khai ấn đã được diễn ra tại Khu di tích Kiếp Bạc với ý nghĩa cầu chúc cho sự an khang, thịnh vượng, phòng trừ tà ma…./.
Mạnh Tú (TTXVN)