Phát biểu trên kênh truyền hình SBS của Australia ngày 19/2, Tổng thống Libya Moamer Kadhafi cho biết Libya đã nhất trí bồi thường cho thân nhân của các nạn nhân trong vụ Lockerbie nhằm giải quyết triệt để tranh cãi về ngoại giao kéo dài lâu nay.
Tuy nhiên, Tổng thống Kadhafi nêu rõ lý do bồi thường không phải vì nước này đứng đằng sau vụ đánh bom năm 1988.
Tổng thống khẳng định "đây là một giải pháp hòa bình nhằm giải quyết những khúc mắc giữa hai bên."
Ông cũng cho biết Tripoli nhất trí tuân thủ phán quyết của tòa án cho rằng Libya liên quan đến vụ đánh bom một máy bay của hãng hàng không Pan Am trên bầu trời Lockerbie năm 1988, làm 270 người thiệt mạng.
Tháng 1/2001, một tòa án đặc biệt ở Hà Lan đã kết án tù chung thân một nghi can quốc tịch Libya là Abdelbaset Ali Mohmet al-Megrahi vì tội đánh bom. Tuy nhiên, ông Kadhafi bác bỏ cáo buộc Megrahi là mật vụ của Libya.
Tháng 8/2009, Megrahi đã được hồi hương do bị ung thư giai đoạn cuối sau nhiều năm thụ án.
Vụ đánh bom đã khoét sâu thêm căng thẳng giữa Libya với phương Tây.
Năm 1992, Liên hợp quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm gây sức ép buộc Tripoli giao nộp Megrahi.
Hơn hai năm sau, Libya gửi thư lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhận trách nhiệm về vụ đánh bom thảm khốc trên và ký một thỏa thuận 2,7 tỷ USD bồi thường cho thân nhân các nạn nhân./.
Tuy nhiên, Tổng thống Kadhafi nêu rõ lý do bồi thường không phải vì nước này đứng đằng sau vụ đánh bom năm 1988.
Tổng thống khẳng định "đây là một giải pháp hòa bình nhằm giải quyết những khúc mắc giữa hai bên."
Ông cũng cho biết Tripoli nhất trí tuân thủ phán quyết của tòa án cho rằng Libya liên quan đến vụ đánh bom một máy bay của hãng hàng không Pan Am trên bầu trời Lockerbie năm 1988, làm 270 người thiệt mạng.
Tháng 1/2001, một tòa án đặc biệt ở Hà Lan đã kết án tù chung thân một nghi can quốc tịch Libya là Abdelbaset Ali Mohmet al-Megrahi vì tội đánh bom. Tuy nhiên, ông Kadhafi bác bỏ cáo buộc Megrahi là mật vụ của Libya.
Tháng 8/2009, Megrahi đã được hồi hương do bị ung thư giai đoạn cuối sau nhiều năm thụ án.
Vụ đánh bom đã khoét sâu thêm căng thẳng giữa Libya với phương Tây.
Năm 1992, Liên hợp quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm gây sức ép buộc Tripoli giao nộp Megrahi.
Hơn hai năm sau, Libya gửi thư lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhận trách nhiệm về vụ đánh bom thảm khốc trên và ký một thỏa thuận 2,7 tỷ USD bồi thường cho thân nhân các nạn nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)