Ngày 27/6, Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan đã thông báo triệu tập một cuộc họp cấp bộ trưởng để thảo luận về tình hình Syria tại Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 30/6 tới nhằm tìm giải pháp chấm dứt bạo lực cũng như nhất trí trên nguyên tắc cho một "tiến trình chuyển tiếp chính trị do Syria đứng đầu."
Ông Annan cũng cho biết đã mời các ngoại trưởng 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Mỹ) cùng một số nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên Liên minh châu Âu (EU), Iraq, Kuwait và Qatar, song không đề cập tới Iran.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ tham dự cuộc họp về Syria theo đề xuất của Đặc phái viên Annan, đồng thời bày tỏ hy vọng tiến trình này sẽ là bước ngoặt trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Trung Đông này. Bà nhấn mạnh Washington hoàn toàn tán thành lộ trình chuyển tiếp chính trị ở Syria mà Đặc phái viên Annan đã thông báo cho các cường quốc thế giới.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố giữ "thái độ tích cực và cởi mở " đối với đề xuất triệu tập một cuộc họp về Syria của ông Annan, đồng thời thể hiện hy vọng cuộc họp này sẽ tạo ra sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế.
Liên quan tới việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thảo luận báo cáo mới chỉ trích "tình trạng vi phạm nhân quyền" ở Syria, ngày 27/6, Đại sứ Syria Faisal Khabbaz Hamoui đã bỏ ra ngoài phòng họp. Ông nêu rõ Syria sẽ không tham dự cuộc họp có động cơ chính trị rõ ràng này. Đại sứ đồng thời tố cáo phương Tây đang mở một cuộc chiến thông tin sai lệch nhằm chống lại Syria và lên án "những kẻ tội phạm đang hoạt động tại Syria nhận viện trợ từ nước ngoài."
Trong một diễn biến liên quan, một nguồn tin quân sự ngày 27/6 cho biết Nga có thể quyết định tiến hành một chuyến bay để chuyển lô hàng quân sự gây tranh cãi gồm các máy bay trực thăng và hệ thống phòng không cho Syria sau khi chuyến tàu biển vận chuyển lô hàng này bị chặn lại trên biển hồi tuần trước.
Hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn tin giấu tên nói trên cho hay: "Ba máy bay trực thăng Mi-25 và các hệ thống phòng không có thể dễ dàng được vận chuyển tới Syria bằng đường không. Nga phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Song mọi thứ sẽ phụ thuộc vào việc liệu chúng tôi có thể vượt qua sức ép của phương Tây, vốn muốn Mátxcơva cắt đứt hợp tác quân sự với chính quyền Damascus." Nguồn tin này cho biết thêm một quyết định sẽ sớm được đưa ra.
Về những diễn biến bạo lực trong nước, hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin sáng 27/6, đã xảy ra một vụ tấn công nhằm vào trụ sở kênh truyền hình Al-Ikhbariya thân chính phủ ở thị trấn Drousha, cách thủ đô Damascus 20 km về phía Nam, làm bảy nhân viên của kênh truyền hình này thiệt mạng.
Nhân chứng cho biết các tay súng đã ập vào hai trong số các tòa nhà của kênh truyền hình này, bắt giữ một số bảo vệ rồi cho nổ tung nhiều phần của trụ sở. Tuy nhiên, kênh Al-Ikhbariya vẫn phát sóng bất chấp bị tấn công./.
Ông Annan cũng cho biết đã mời các ngoại trưởng 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Mỹ) cùng một số nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên Liên minh châu Âu (EU), Iraq, Kuwait và Qatar, song không đề cập tới Iran.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ tham dự cuộc họp về Syria theo đề xuất của Đặc phái viên Annan, đồng thời bày tỏ hy vọng tiến trình này sẽ là bước ngoặt trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Trung Đông này. Bà nhấn mạnh Washington hoàn toàn tán thành lộ trình chuyển tiếp chính trị ở Syria mà Đặc phái viên Annan đã thông báo cho các cường quốc thế giới.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố giữ "thái độ tích cực và cởi mở " đối với đề xuất triệu tập một cuộc họp về Syria của ông Annan, đồng thời thể hiện hy vọng cuộc họp này sẽ tạo ra sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế.
Liên quan tới việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thảo luận báo cáo mới chỉ trích "tình trạng vi phạm nhân quyền" ở Syria, ngày 27/6, Đại sứ Syria Faisal Khabbaz Hamoui đã bỏ ra ngoài phòng họp. Ông nêu rõ Syria sẽ không tham dự cuộc họp có động cơ chính trị rõ ràng này. Đại sứ đồng thời tố cáo phương Tây đang mở một cuộc chiến thông tin sai lệch nhằm chống lại Syria và lên án "những kẻ tội phạm đang hoạt động tại Syria nhận viện trợ từ nước ngoài."
Trong một diễn biến liên quan, một nguồn tin quân sự ngày 27/6 cho biết Nga có thể quyết định tiến hành một chuyến bay để chuyển lô hàng quân sự gây tranh cãi gồm các máy bay trực thăng và hệ thống phòng không cho Syria sau khi chuyến tàu biển vận chuyển lô hàng này bị chặn lại trên biển hồi tuần trước.
Hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn tin giấu tên nói trên cho hay: "Ba máy bay trực thăng Mi-25 và các hệ thống phòng không có thể dễ dàng được vận chuyển tới Syria bằng đường không. Nga phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Song mọi thứ sẽ phụ thuộc vào việc liệu chúng tôi có thể vượt qua sức ép của phương Tây, vốn muốn Mátxcơva cắt đứt hợp tác quân sự với chính quyền Damascus." Nguồn tin này cho biết thêm một quyết định sẽ sớm được đưa ra.
Về những diễn biến bạo lực trong nước, hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin sáng 27/6, đã xảy ra một vụ tấn công nhằm vào trụ sở kênh truyền hình Al-Ikhbariya thân chính phủ ở thị trấn Drousha, cách thủ đô Damascus 20 km về phía Nam, làm bảy nhân viên của kênh truyền hình này thiệt mạng.
Nhân chứng cho biết các tay súng đã ập vào hai trong số các tòa nhà của kênh truyền hình này, bắt giữ một số bảo vệ rồi cho nổ tung nhiều phần của trụ sở. Tuy nhiên, kênh Al-Ikhbariya vẫn phát sóng bất chấp bị tấn công./.
(TTXVN)