Ngày 7/9, tại trụ sở New York (Mỹ) của Liên hợp quốc đã khai mạc khóa họp thứ 4 Hội nghị các nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về quyền của người tàn tật (CRPD) để thảo luận các biện pháp cải thiện cuộc sống và thúc đẩy thực hiện các quyền của người tàn tật trên toàn cầu.
Hội nghị thu hút 500 đại diện chính phủ các nước thành viên CRPD và 78 tổ chức phi chính phủ với chủ đề "Thúc đẩy phát triển vì các quyền của người tàn tật."
Liên hợp quốc nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết cung cấp các cơ hội việc làm cho người tàn tật để giúp họ cải thiện cuộc sống và tạo cho họ cơ hội sử dụng tài năng đóng góp cho xã hội.
Chủ tịch Ủy ban Liên hợp quốc về quyền của người tàn tật, Ronald Clive McCallum, người khiếm thị, khẳng định chỉ đặt mình vào vị trí người tàn tật mới có thể thực hiện đầy đủ vai trò công dân, giúp đỡ và xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, đồng thời sử dụng tài năng của mình góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Các cuộc thảo luận bàn tròn trong Hội nghị về CRPD năm nay tập trung vào các vấn đề về hợp tác quốc tế, sự tham gia của người tàn tật vào đời sống công cộng và chính trị, quyền làm việc và có việc làm của người tàn tật.
Liên hợp quốc kêu gọi các nước thành viên đảm bảo người tàn tật được hưởng thụ những cơ hội bình đẳng và có thể tiếp cận các dịch vụ chính thống như giáo dục, y tế, vận tải, nhà ở, thông tin… đồng thời các nước cần đầu tư vào các chương trình đặc biệt để giúp đa số người tàn tật phát huy được tiềm năng của họ.
Thế giới phải mất nhiều thập kỷ để thay đổi thái độ và các hành xử không công bằng đã ăn sâu vào nhiều nền văn hóa đối với người tàn tật nên cần phải thúc đẩy đường lối phát triển tập trung vào con người đối với người tàn tật đồng thời loại bỏ mọi cản trở đẩy người tàn tật ra bên lề xã hội.
Theo số liệu của Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới, thế giới hiện có tới hơn 1 tỷ người tàn tật với các dạng tàn tật khác nhau.
Công ước CRPD được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tháng 12/2006 và có hiệu lực quốc tế tháng 5/2008. Cho đến nay, Công ước đã được 149 nước ký và 103 nước phê chuẩn./.
Hội nghị thu hút 500 đại diện chính phủ các nước thành viên CRPD và 78 tổ chức phi chính phủ với chủ đề "Thúc đẩy phát triển vì các quyền của người tàn tật."
Liên hợp quốc nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết cung cấp các cơ hội việc làm cho người tàn tật để giúp họ cải thiện cuộc sống và tạo cho họ cơ hội sử dụng tài năng đóng góp cho xã hội.
Chủ tịch Ủy ban Liên hợp quốc về quyền của người tàn tật, Ronald Clive McCallum, người khiếm thị, khẳng định chỉ đặt mình vào vị trí người tàn tật mới có thể thực hiện đầy đủ vai trò công dân, giúp đỡ và xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, đồng thời sử dụng tài năng của mình góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Các cuộc thảo luận bàn tròn trong Hội nghị về CRPD năm nay tập trung vào các vấn đề về hợp tác quốc tế, sự tham gia của người tàn tật vào đời sống công cộng và chính trị, quyền làm việc và có việc làm của người tàn tật.
Liên hợp quốc kêu gọi các nước thành viên đảm bảo người tàn tật được hưởng thụ những cơ hội bình đẳng và có thể tiếp cận các dịch vụ chính thống như giáo dục, y tế, vận tải, nhà ở, thông tin… đồng thời các nước cần đầu tư vào các chương trình đặc biệt để giúp đa số người tàn tật phát huy được tiềm năng của họ.
Thế giới phải mất nhiều thập kỷ để thay đổi thái độ và các hành xử không công bằng đã ăn sâu vào nhiều nền văn hóa đối với người tàn tật nên cần phải thúc đẩy đường lối phát triển tập trung vào con người đối với người tàn tật đồng thời loại bỏ mọi cản trở đẩy người tàn tật ra bên lề xã hội.
Theo số liệu của Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới, thế giới hiện có tới hơn 1 tỷ người tàn tật với các dạng tàn tật khác nhau.
Công ước CRPD được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tháng 12/2006 và có hiệu lực quốc tế tháng 5/2008. Cho đến nay, Công ước đã được 149 nước ký và 103 nước phê chuẩn./.
(TTXVN/Vietnam+)