Ngày 7/6, Liên hợp quốc thừa nhận thế giới đã lỡ thời hạn chót đạt được Hiệp ước toàn cầu về biến đổi khí hậu thay thế Nghị định thư Kyoto.
Thư ký chấp hành Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), Christiana Figueres, thừa nhận các cuộc thương lượng toàn cầu về biến đổi khí hậu không thể đáp ứng thời hạn chót là cuối tháng 12/2012 theo Nghị định thư Kyoto để đạt được Hiệp ước toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Giả định lý tưởng là có thể đạt được Hiệp ước vào thời điểm hiện nay thì cũng không còn đủ thời gian để 75% số nước thành viên Liên hợp quốc phê chuẩn để hiệp ước hiệu lực.
Tại các cuộc thương lượng về biến đổi khí hậu mới đây được đánh giá là xây dựng và sáng tạo hơn, Nhóm 77 gồm 131 nước đang phát triển đã yêu cầu gia hạn các nghĩa vụ cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nền kinh tế công nghiệp phát triển theo Nghị định thư Kyoto với các mục tiêu cắt giảm mới.
Trong khi đó, các nền kinh tế công nghiệp phát triển yêu cầu các nền kinh tế mới nổi hiện đang thải lượng khí thải lớn nhất thế giới như Trung Quốc phải tuân thủ các nghĩa vụ Kyoto về cắt giảm khí thải.
Liên hợp quốc nhấn mạnh để thúc đẩy tiến bộ của các cuộc thương lượng về biến đổi khí hậu cần quyết định chính trị mạnh mẽ của tất cả các nước.
Mặc dù bầu không khí thương lượng hiện được mô tả là “rất lành mạnh” nhưng triển vọng có thể đạt được một thỏa thuận nào đó giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển về các chỉ tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại vòng thương lượng sắp tới tại Durban (Nam Phi) vẫn không khả quan.
Các nước công nghiệp như Nga, Nhật Bản, Canada… nói rõ rằng sẽ không tham gia vòng cắt giảm khí thải mới nếu các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... không chấp nhận cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải khổng lồ của họ./.
Thư ký chấp hành Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), Christiana Figueres, thừa nhận các cuộc thương lượng toàn cầu về biến đổi khí hậu không thể đáp ứng thời hạn chót là cuối tháng 12/2012 theo Nghị định thư Kyoto để đạt được Hiệp ước toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Giả định lý tưởng là có thể đạt được Hiệp ước vào thời điểm hiện nay thì cũng không còn đủ thời gian để 75% số nước thành viên Liên hợp quốc phê chuẩn để hiệp ước hiệu lực.
Tại các cuộc thương lượng về biến đổi khí hậu mới đây được đánh giá là xây dựng và sáng tạo hơn, Nhóm 77 gồm 131 nước đang phát triển đã yêu cầu gia hạn các nghĩa vụ cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nền kinh tế công nghiệp phát triển theo Nghị định thư Kyoto với các mục tiêu cắt giảm mới.
Trong khi đó, các nền kinh tế công nghiệp phát triển yêu cầu các nền kinh tế mới nổi hiện đang thải lượng khí thải lớn nhất thế giới như Trung Quốc phải tuân thủ các nghĩa vụ Kyoto về cắt giảm khí thải.
Liên hợp quốc nhấn mạnh để thúc đẩy tiến bộ của các cuộc thương lượng về biến đổi khí hậu cần quyết định chính trị mạnh mẽ của tất cả các nước.
Mặc dù bầu không khí thương lượng hiện được mô tả là “rất lành mạnh” nhưng triển vọng có thể đạt được một thỏa thuận nào đó giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển về các chỉ tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại vòng thương lượng sắp tới tại Durban (Nam Phi) vẫn không khả quan.
Các nước công nghiệp như Nga, Nhật Bản, Canada… nói rõ rằng sẽ không tham gia vòng cắt giảm khí thải mới nếu các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... không chấp nhận cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải khổng lồ của họ./.
(TTXVN/Vietnam+)