Kết thúc cuộc thảo luận về ngăn chặn các loại tội phạm xuyên quốc gia, Ủy ban Xã hội, Nhân đạo và Văn hóa của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khoá 64 đã kêu gọi các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế tăng cường phối hợp để đảm bảo thành công của cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người và ma túy cũng như các vấn đề liên quan đến tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Các phát biểu tại cuộc thảo luận đã nhấn mạnh lợi ích và sự cần thiết phải có một đường lối toàn diện để chống lại các mối đe dọa từ các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.
Nhiều ý kiến thống nhất rằng buôn bán ma túy không chỉ gắn với bạo lực và tội phạm có tổ chức mà còn đi liền với các tổ chức khủng bố, tội phạm hình sự khác như rửa tiền, buôn người và vũ khí...
Trong bối cảnh này, các chương trình phát triển với những nguồn tài chính đầu tư thích đáng và mở rộng để nâng cao đời sống con người cần phải là một trong những ưu tiên hàng đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống các tội phạm này.
Đại diện của các nước châu Phi nêu bật nguy cơ ngày càng lớn đối với châu lục này khi các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đang biến nơi đây thành điểm chứa hàng và điểm quá cảnh buôn người, ma túy và các hóa chất nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh kiểm soát biên giới lỏng lẻo, luật nhập cư dễ dãi, công nghệ tài chính yếu kém và cơ sở hạ tầng vận tải quốc tế dễ tiếp cận và phức tạp của các nước châu Phi.
Các nước này cũng kêu gọi Liên hợp quốc tài trợ cho Viện châu Phi ngăn chặn và xử lý tội phạm để tăng cường hiệu quả của cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ở châu lục này.
Nhiều nước châu Âu và châu Mỹ ủng hộ đề nghị của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về một chiến lược của Liên hợp quốc về chống tội phạm để xác định những ưu tiên trong việc đối phó với tội phạm quốc tế.
Đại diện nhiều nước châu Á nêu rõ cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia cần gắn với cuộc chiến chống tham nhũng ở mỗi quốc gia và trên phạm vi quốc tế vì tham nhũng là một trong những nguyên nhân nảy sinh các tội phạm này.
Toàn cầu hóa đã tạo ra những tội phạm và những phương pháp phạm tội mới của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Vì vậy, các nước cần thống nhất một tiêu chuẩn chung về tội phạm và cách thức trừng trị./.
Các phát biểu tại cuộc thảo luận đã nhấn mạnh lợi ích và sự cần thiết phải có một đường lối toàn diện để chống lại các mối đe dọa từ các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.
Nhiều ý kiến thống nhất rằng buôn bán ma túy không chỉ gắn với bạo lực và tội phạm có tổ chức mà còn đi liền với các tổ chức khủng bố, tội phạm hình sự khác như rửa tiền, buôn người và vũ khí...
Trong bối cảnh này, các chương trình phát triển với những nguồn tài chính đầu tư thích đáng và mở rộng để nâng cao đời sống con người cần phải là một trong những ưu tiên hàng đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống các tội phạm này.
Đại diện của các nước châu Phi nêu bật nguy cơ ngày càng lớn đối với châu lục này khi các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đang biến nơi đây thành điểm chứa hàng và điểm quá cảnh buôn người, ma túy và các hóa chất nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh kiểm soát biên giới lỏng lẻo, luật nhập cư dễ dãi, công nghệ tài chính yếu kém và cơ sở hạ tầng vận tải quốc tế dễ tiếp cận và phức tạp của các nước châu Phi.
Các nước này cũng kêu gọi Liên hợp quốc tài trợ cho Viện châu Phi ngăn chặn và xử lý tội phạm để tăng cường hiệu quả của cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ở châu lục này.
Nhiều nước châu Âu và châu Mỹ ủng hộ đề nghị của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về một chiến lược của Liên hợp quốc về chống tội phạm để xác định những ưu tiên trong việc đối phó với tội phạm quốc tế.
Đại diện nhiều nước châu Á nêu rõ cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia cần gắn với cuộc chiến chống tham nhũng ở mỗi quốc gia và trên phạm vi quốc tế vì tham nhũng là một trong những nguyên nhân nảy sinh các tội phạm này.
Toàn cầu hóa đã tạo ra những tội phạm và những phương pháp phạm tội mới của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Vì vậy, các nước cần thống nhất một tiêu chuẩn chung về tội phạm và cách thức trừng trị./.
(TTXVN/Vietnam+)