Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ tư về các nước kém phát triển nhất thế giới (LDC), diễn ra ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đã thông qua "Kế hoạch hành động 10 năm" mới, theo đó, các nước phát triển cam kết dành từ 0,15-0,2% Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) để viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho 48 nước LDC.
Mục tiêu này là một sự gia tăng đáng kể so với mức chưa đến 0,1% GNP trước đây.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 13/5 ở Istanbul khi công bố kế hoạch trên, Ngoại trưởng nước chủ nhà Ahmet Davutoglu tuyên bố Hội nghị Istanbul đã trở thành một mốc quan trọng về giải pháp cho các vấn đề liên quan các nước kém phát triển.
Kế hoạch này cũng cho thấy ý chí của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề ODA cho các LDC, cũng như sự chú trọng của quốc tế đối với vấn đề này.
Theo Tổng Thư ký hội nghị Cheick Sidi Diarra, thỏa thuận trên đạt được sau hàng loạt cuộc thương lượng căng thẳng giữa các LDC với các nước phát triển trước và trong hội nghị.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã có lúc kêu gọi các bên liên quan đưa ra một chương trình hành động toàn diện và nhiều hoài bão cho các LDC tại hội nghị này.
Các đại biểu tham dự hội nghị cũng nhất trí với kế hoạch tạo điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi cho các LDC, bao gồm giảm hoặc loại bỏ các trở ngại phi thuế quan bất hợp lý. Kế hoạch này nhấn mạnh việc nâng cao khả năng sản xuất thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và năng lực quản lý ở các LDC.
Hội nghị cũng thảo luận cách thức khôi phục khu vực nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và nêu bật sự cần thiết phải đối phó với những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
Hội nghị khai mạc ngày 9/5, thu hút sự tham gia của 10.000 đại biểu, trong đó có 50 lãnh đạo nhà nước-chính phủ, 94 bộ trưởng và những người đứng đầu 47 tổ chức quốc tế./.
Mục tiêu này là một sự gia tăng đáng kể so với mức chưa đến 0,1% GNP trước đây.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 13/5 ở Istanbul khi công bố kế hoạch trên, Ngoại trưởng nước chủ nhà Ahmet Davutoglu tuyên bố Hội nghị Istanbul đã trở thành một mốc quan trọng về giải pháp cho các vấn đề liên quan các nước kém phát triển.
Kế hoạch này cũng cho thấy ý chí của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề ODA cho các LDC, cũng như sự chú trọng của quốc tế đối với vấn đề này.
Theo Tổng Thư ký hội nghị Cheick Sidi Diarra, thỏa thuận trên đạt được sau hàng loạt cuộc thương lượng căng thẳng giữa các LDC với các nước phát triển trước và trong hội nghị.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã có lúc kêu gọi các bên liên quan đưa ra một chương trình hành động toàn diện và nhiều hoài bão cho các LDC tại hội nghị này.
Các đại biểu tham dự hội nghị cũng nhất trí với kế hoạch tạo điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi cho các LDC, bao gồm giảm hoặc loại bỏ các trở ngại phi thuế quan bất hợp lý. Kế hoạch này nhấn mạnh việc nâng cao khả năng sản xuất thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và năng lực quản lý ở các LDC.
Hội nghị cũng thảo luận cách thức khôi phục khu vực nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và nêu bật sự cần thiết phải đối phó với những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
Hội nghị khai mạc ngày 9/5, thu hút sự tham gia của 10.000 đại biểu, trong đó có 50 lãnh đạo nhà nước-chính phủ, 94 bộ trưởng và những người đứng đầu 47 tổ chức quốc tế./.
(TTXVN/Vietnam+)