Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 22/6, tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) diễn ra ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã phát động sáng kiến toàn cầu "Thách thức không còn đói nghèo."
Trong đó ông kêu gọi các nước phấn đấu tiến tới một thế giới trong đó mọi người đều được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết và các hệ thống lương thực đều vận hành hiệu quả và khả thi.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh hơn 1 tỷ người trên thế giới hiện đang phải sống trong điều kiện không được cung cấp đủ lương thực.
Thúc đẩy sáng kiến toàn cầu này sẽ đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường, nuôi dưỡng hòa bình và ổn định.
Trong một thế giới sung túc sẽ không một cá nhân nào phải chịu đói nghèo. Ông kêu gọi nông dân, các nhà kinh doanh, các nhà khoa học, xã hội dân sự và người tiêu dùng cùng tham gia sáng kiến mới này của Liên hợp quốc bằng các nỗ lực thực hiện các cam kết và nỗ lực tập thể cùng loại trừ nghèo đói trên toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu 5 mục tiêu chính của Sáng kiến bao gồm 100% người dân được thụ hưởng lương thực phù hợp quanh năm, chấm dứt nạn thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, tất cả hệ thống lương thực đều bền vững, nâng cao mức tăng trưởng kinh tế bằng việc tăng năng suất và tăng thu nhập của các cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, và cuối cùng là không còn lãng phí lương thực.
Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), ông José Graziano da Silva, cho rằng sáng kiến được Tổng Thư ký Liên hợp quốc phát động đòi hỏi các nước và các tổ chức quốc tế huy động cao nhất các cam kết chính trị để đạt được bước đi đầu tiên là loại bỏ đói nghèo.
FAO là một trong những tổ chức bảo trợ sáng kiến trên, cùng với Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức Đa dạng sinh học quốc tế (BI)./.
Trong đó ông kêu gọi các nước phấn đấu tiến tới một thế giới trong đó mọi người đều được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết và các hệ thống lương thực đều vận hành hiệu quả và khả thi.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh hơn 1 tỷ người trên thế giới hiện đang phải sống trong điều kiện không được cung cấp đủ lương thực.
Thúc đẩy sáng kiến toàn cầu này sẽ đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường, nuôi dưỡng hòa bình và ổn định.
Trong một thế giới sung túc sẽ không một cá nhân nào phải chịu đói nghèo. Ông kêu gọi nông dân, các nhà kinh doanh, các nhà khoa học, xã hội dân sự và người tiêu dùng cùng tham gia sáng kiến mới này của Liên hợp quốc bằng các nỗ lực thực hiện các cam kết và nỗ lực tập thể cùng loại trừ nghèo đói trên toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu 5 mục tiêu chính của Sáng kiến bao gồm 100% người dân được thụ hưởng lương thực phù hợp quanh năm, chấm dứt nạn thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, tất cả hệ thống lương thực đều bền vững, nâng cao mức tăng trưởng kinh tế bằng việc tăng năng suất và tăng thu nhập của các cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, và cuối cùng là không còn lãng phí lương thực.
Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), ông José Graziano da Silva, cho rằng sáng kiến được Tổng Thư ký Liên hợp quốc phát động đòi hỏi các nước và các tổ chức quốc tế huy động cao nhất các cam kết chính trị để đạt được bước đi đầu tiên là loại bỏ đói nghèo.
FAO là một trong những tổ chức bảo trợ sáng kiến trên, cùng với Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức Đa dạng sinh học quốc tế (BI)./.
(TTXVN)