LHQ phát động chương trình thúc đẩy bình đẳng giới

Liệp hợp quốc đã phát động chương trình thúc đẩy bình đẳng giới nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng đang có xu hướng tăng lên.
Ngày 11/8, Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tếxã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) đã phát động chương trình mới vềthúc đẩy bình đẳng giới như là một phần trong nỗ lực chung của khu vực nhằm giảiquyết tình trạng bất bình đẳng và bất công đang có xu hướng tăng lên trong tiếntrình phát triển của khu vực.

Chương trình mới được UNESCAP khởi động nhằm tăng cường năng lực của các cấp từđịa phương tới trung ương, hỗ trợ và thúc đẩy an ninh và trao quyền kinh tế chophụ nữ thông qua đào tạo, tăng cường nền tảng tri thức khu vực và trao đổi cáckinh nghiệm đổi mới giữa 5 nước bao gồm Bangladesh Ấn Độ, Indonesia, Philippinesvà Trung Quốc.

Chương trình này được coi là chiến lược chủ chốt thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế có lợi cho người nghèo, giúp thu hẹp khoảng cách giới nhằm đạtđược các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).

Tiến sỹ Noeleen Heyzer, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hànhUNESCAP nhấn mạnh thu hẹp khoảng cách giới là nhân tố thiết yếu thúc đẩy tiếntrình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).

Sau nhiều thập kỷphát triển vừa qua, các nước đang phát triển đang phải đối mặt với thực tế làbất bình đẳng và bất công đang tăng lên từ khu vực thành thị tới nông thôn.

Thuhẹp khoảng cách giới sẽ giúp thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua việc thúcđẩy các quyền và an ninh kinh tế cho phụ nữ. Đây không chỉ là vấn đề công lý xãhội mà còn thúc đẩy ý nghĩa kinh tế lành mạnh.

Liên hợp quốc cho biết châu Á-Thái BìnhDương có thể bị thiệt hại hàng chục tỷ USD mỗi năm do tình trạng bất bình đẳnggiới.

Bà Heyzer cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo phụ nữ châu Á-Thái Bình Dương tăng cườngnỗ lực thu hẹp khoảng cách giới song song với thu hẹp khoảng cách phát triểntrong bối cảnh chỉ còn 4 năm nữa là đến hết thời hạn thực hiện các MDG mà thếgiới đề ra.

Phụ nữ không chỉ tham gia lãnh đạo ở cấp địa phương mà cả ở cấp quốcgia, hoạch định chính sách phát triển nhằm đẩy nhanh trao quyền kinh tế cho phụnữ, đảm bảo các hành động táo bạo và lâu dài được thúc đẩy để tăng cường cácquyền và cơ hội cho phụ nữ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục