Ngày 23/4, Liên hợp quốc đã long trọng kỷ niệm ngày “Sách thế giới và Quyền tác giả” tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York, Mỹ.
Nhân dịp này, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục-Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã gửi thông điệp tới các quốc gia thành viên, đồng thời khẳng định sách là một phát minh vĩ đại nhất của nhân loại. Sách giúp con người trao đổi ý tưởng và kiến thức một cách vô tận, không bị hạn chế bởi thời gian, không gian và vị trí địa lý.
Ngày nay, khi xuất hiện các thư viện kỹ thuật số, con người càng có nhiều điều kiện hơn để tiếp nhận kiến thức, song loại hình này vẫn không thể vượt qua được những giá trị to lớn của sách in truyền thống.
Bà Bokova nhấn mạnh kỷ niệm ngày “Sách thế giới và Quyền tác giả” hàng năm là dịp để mọi người cùng suy nghĩ và tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu hơn để tiếp tục phổ biến kiến thức thông qua sách báo, và làm sao để sách báo đến được với tất cả mọi người, tạo cho mọi người thói quen đọc sách, tiếp cận rộng rãi với các nhà xuất bản, hiệu sách, thư viện và trường học. Ngoài ra, mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ và làm phong phú thêm quá trình phát triển hàng thế kỷ nay của sách, cũng như những giá trị phi vật thể của nhân loại.
Theo bà Bokova, sự đa dạng của sách in đã biến sách thành phương tiện hữu hiệu nhất trong việc trao đổi kiến thức, văn hóa và sự hiểu biết giữa các dân tộc và giữa các cộng đồng dân cư. Bà kêu gọi các quốc gia thành viên UNESCO có những chính sách phù hợp để bảo vệ và phát triển sự đa dạng của sách, cũng như tác giả để sách không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng, mãi mãi là người bạn đồng hành, là phương tiện hữu hiệu nhất giúp con người thực hiện mục tiêu trở thành người giàu có không giới hạn về kiến thức, văn hóa và sự hiểu biết chung giữa các dân tộc./.
Nhân dịp này, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục-Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã gửi thông điệp tới các quốc gia thành viên, đồng thời khẳng định sách là một phát minh vĩ đại nhất của nhân loại. Sách giúp con người trao đổi ý tưởng và kiến thức một cách vô tận, không bị hạn chế bởi thời gian, không gian và vị trí địa lý.
Ngày nay, khi xuất hiện các thư viện kỹ thuật số, con người càng có nhiều điều kiện hơn để tiếp nhận kiến thức, song loại hình này vẫn không thể vượt qua được những giá trị to lớn của sách in truyền thống.
Bà Bokova nhấn mạnh kỷ niệm ngày “Sách thế giới và Quyền tác giả” hàng năm là dịp để mọi người cùng suy nghĩ và tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu hơn để tiếp tục phổ biến kiến thức thông qua sách báo, và làm sao để sách báo đến được với tất cả mọi người, tạo cho mọi người thói quen đọc sách, tiếp cận rộng rãi với các nhà xuất bản, hiệu sách, thư viện và trường học. Ngoài ra, mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ và làm phong phú thêm quá trình phát triển hàng thế kỷ nay của sách, cũng như những giá trị phi vật thể của nhân loại.
Theo bà Bokova, sự đa dạng của sách in đã biến sách thành phương tiện hữu hiệu nhất trong việc trao đổi kiến thức, văn hóa và sự hiểu biết giữa các dân tộc và giữa các cộng đồng dân cư. Bà kêu gọi các quốc gia thành viên UNESCO có những chính sách phù hợp để bảo vệ và phát triển sự đa dạng của sách, cũng như tác giả để sách không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng, mãi mãi là người bạn đồng hành, là phương tiện hữu hiệu nhất giúp con người thực hiện mục tiêu trở thành người giàu có không giới hạn về kiến thức, văn hóa và sự hiểu biết chung giữa các dân tộc./.
(TTXVN)