Ngày 15/10, trong cuộc thảo luận toàn thể tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính vềhiện trạng kinh tế toàn cầu, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 kêu gọi cộngđồng thế giới hành động mạnh mẽ và năng động hơn để đảm bảo thực hiện đầy đủ cáccam kết về tài trợ phát triển, giảm hoặc xóa nợ.
Liên hợp quốc cũng kêu gọi chống tham nhũng và cố kết chính sách đã đượcthỏa thuận trong Thỏa ước Monterrey và Tuyên bố Doha, mặc dù thế giới đã đạtđược tiến bộ có ý nghĩa trong việc tăng cường tài trợ phát triển.
Thỏa ước Monterrey đạt được tại Hội nghị quốc tế về tài trợ phát triển năm2002, trong đó các nước phát triển cam kết dành 0,7% tổng thu nhập quốc dân(GNP) để viện trợ phát triển chính thức cho các nước nghèo.
Tuyên bố Doha đạt được năm 2008 tại Hội nghị kiểm điểm thực hiện Thỏa ướcMonterrey, khẳng định lại những cam kết của các nước phát triển về tài trợ pháttriển, đồng thời cam kết tổ chức hội nghị cấp cao nhất của Liên hợp quốc về tácđộng của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đến phát triển.
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 cho rằng cộng đồng thế giới cần lựachọn theo đuổi một đường lối nhất quán đối với tất cả sáu yếu tố then chốt củatài trợ phát triển, bao gồm huy động nguồn lực trong nước, thu hút dòng vốn tưnhân quốc tế cho phát triển, buôn bán, hợp tác tài chính quốc tế để phát triển,nợ nước ngoài, và các vấn đề mang tính hệ thống.
Đại diện các nước đang phát triển kêu gọi tăng cường nguồn tài chính choHiệp hội phát triển quốc tế (IDA) và Quỹ Phát triển châu Phi của Ngân hàng Thếgiới (WB) để tăng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho các nước chậm pháttriển nhất theo các cam kết tại Hội nghị cấp cao G-7 năm 2005 tại thành phốGleneagles, Anh.
Đại diện Nhóm 77 (G-77) gồm 131 nước đang phát triển tại Liên hợp quốcnhấn mạnh nhu cầu khẩn cấp thành lập Ủy ban Tài trợ phát triển trong thành phầnĐại hội đồng Liên hợp quốc hoặc Hội đồng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC),nhằm đảm bảo cho các nước nghèo nhận được nguồn hỗ trợ tài chính để phát triển.G-77 cam kết tiếp tục tìm kiếm cơ chế tài trợ phát triển hiệu quả.
Đại diện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khẳng định các nguồn ODAkhông được cung cấp như cam kết đã cản trở phát triển của các nước đang pháttriển. Các nước ASEAN đang bị chậm trễ trong thực hiện một số mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ và cần tới 700 tỷ USD hàng năm để thu hẹp khoảng cách cơ sởhạ tầng của châu Á.
Thực tế này không chỉ ở châu Á mà còn ở các khu vực khác của thế giới đòihỏi các nước phát triển thực hiện nghiêm túc những cam kết về ODA trong Thỏa ướcMonterrey và Tuyên bố Doha.
Đại diện các nước phát triển và đang phát triển nhất trí cho rằng huy độngcác nguồn tài chính cho phát triển và sử dụng hiệu quả những nguồn tài chính nàyđóng vai trò trung tâm để thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển thiênniên kỷ. Dòng vốn tư nhân đổ vào các nước đang phát triển đã tăng từ 104 tỷ USDnăm 2008 lên 279 tỷ USD năm ngoái.
Tuy nhiên, nguồn ODA từ 23 nước phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tếvà Phát triển (OECD) và Ủy ban Trợ giúp phát triển (DAC) đạt 120 tỷ USD nămngoái, thiếu 18 tỷ USD theo giá trị đồng USD năm 2004 so với mục tiêu ODA đượccam kết tại Hội nghị cấp cao G-7 ở Gleneagles./.
Liên hợp quốc cũng kêu gọi chống tham nhũng và cố kết chính sách đã đượcthỏa thuận trong Thỏa ước Monterrey và Tuyên bố Doha, mặc dù thế giới đã đạtđược tiến bộ có ý nghĩa trong việc tăng cường tài trợ phát triển.
Thỏa ước Monterrey đạt được tại Hội nghị quốc tế về tài trợ phát triển năm2002, trong đó các nước phát triển cam kết dành 0,7% tổng thu nhập quốc dân(GNP) để viện trợ phát triển chính thức cho các nước nghèo.
Tuyên bố Doha đạt được năm 2008 tại Hội nghị kiểm điểm thực hiện Thỏa ướcMonterrey, khẳng định lại những cam kết của các nước phát triển về tài trợ pháttriển, đồng thời cam kết tổ chức hội nghị cấp cao nhất của Liên hợp quốc về tácđộng của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đến phát triển.
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 cho rằng cộng đồng thế giới cần lựachọn theo đuổi một đường lối nhất quán đối với tất cả sáu yếu tố then chốt củatài trợ phát triển, bao gồm huy động nguồn lực trong nước, thu hút dòng vốn tưnhân quốc tế cho phát triển, buôn bán, hợp tác tài chính quốc tế để phát triển,nợ nước ngoài, và các vấn đề mang tính hệ thống.
Đại diện các nước đang phát triển kêu gọi tăng cường nguồn tài chính choHiệp hội phát triển quốc tế (IDA) và Quỹ Phát triển châu Phi của Ngân hàng Thếgiới (WB) để tăng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho các nước chậm pháttriển nhất theo các cam kết tại Hội nghị cấp cao G-7 năm 2005 tại thành phốGleneagles, Anh.
Đại diện Nhóm 77 (G-77) gồm 131 nước đang phát triển tại Liên hợp quốcnhấn mạnh nhu cầu khẩn cấp thành lập Ủy ban Tài trợ phát triển trong thành phầnĐại hội đồng Liên hợp quốc hoặc Hội đồng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC),nhằm đảm bảo cho các nước nghèo nhận được nguồn hỗ trợ tài chính để phát triển.G-77 cam kết tiếp tục tìm kiếm cơ chế tài trợ phát triển hiệu quả.
Đại diện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khẳng định các nguồn ODAkhông được cung cấp như cam kết đã cản trở phát triển của các nước đang pháttriển. Các nước ASEAN đang bị chậm trễ trong thực hiện một số mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ và cần tới 700 tỷ USD hàng năm để thu hẹp khoảng cách cơ sởhạ tầng của châu Á.
Thực tế này không chỉ ở châu Á mà còn ở các khu vực khác của thế giới đòihỏi các nước phát triển thực hiện nghiêm túc những cam kết về ODA trong Thỏa ướcMonterrey và Tuyên bố Doha.
Đại diện các nước phát triển và đang phát triển nhất trí cho rằng huy độngcác nguồn tài chính cho phát triển và sử dụng hiệu quả những nguồn tài chính nàyđóng vai trò trung tâm để thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển thiênniên kỷ. Dòng vốn tư nhân đổ vào các nước đang phát triển đã tăng từ 104 tỷ USDnăm 2008 lên 279 tỷ USD năm ngoái.
Tuy nhiên, nguồn ODA từ 23 nước phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tếvà Phát triển (OECD) và Ủy ban Trợ giúp phát triển (DAC) đạt 120 tỷ USD nămngoái, thiếu 18 tỷ USD theo giá trị đồng USD năm 2004 so với mục tiêu ODA đượccam kết tại Hội nghị cấp cao G-7 ở Gleneagles./.
(TTXVN/Vietnam+)