Ngày 11/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad chấp nhận đề nghị về đối thoại của Chủ tịch Liên minh Dân tộc Syria đối lập, Ahmed Moaz al-Khatib.
Ông Ban Ki-moon cho rằng đề nghị đối thoại của người đứng đầu liên minh đối lập trên là "một cơ hội mà chúng ta không nên bỏ lỡ, một cơ hội để thay đổi từ logic quân sự có hại sang một cách tiếp cận mang tính chính trị nhiều triển vọng."
Chính vì vậy, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi Chính phủ Syria lẫn Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phản ứng tích cực với đề nghị của ông Khatib.
Theo ông Ban Ki-moon, Hội đồng bảo an không thể tiếp tục đứng ngoài cuộc nữa mà cần sẵn sàng, tập hợp lại và thiết lập những mốc cho quá trình chuyển giao dân chủ có thể cứu giúp Syria.
[Tổng thư ký LHQ kêu gọi chính quyền Syria đối thoại]
Hồi cuối tháng 1, Chủ tịch Liên minh Dân tộc Syria đối lập Khatib nói rằng ông sẵn sàng đối thoại trực tiếp với đại diện của chính quyền Syria với các điều kiện bao gồm việc thả 160.000 người hiện bị giam giữ.
Chế độ của Tổng thống Assad cho biết họ cũng không phủ nhận đối thoại nhưng phải là không có điều kiện tiên quyết.
Đề nghị của ông Khatib nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, Liên đoàn Arập (AL) cũng như của Nga và Iran. Tuy nhiên, nội bộ Liên minh Dân tộc Syria lại bất đồng về đề nghị đối thoại này khi Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) - thành phần chính của liên minh - bác bỏ.
Trong khi đó, ngày 11/2, hãng thông tấn chính thức của Syria SANA dẫn lời Tổng thống Assad khẳng định không cúi đầu trước sức ép đang gia tăng và những "mưu đồ" đang không chỉ nhằm vào Syria mà vào tất cả các nước Arập./.
Ông Ban Ki-moon cho rằng đề nghị đối thoại của người đứng đầu liên minh đối lập trên là "một cơ hội mà chúng ta không nên bỏ lỡ, một cơ hội để thay đổi từ logic quân sự có hại sang một cách tiếp cận mang tính chính trị nhiều triển vọng."
Chính vì vậy, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi Chính phủ Syria lẫn Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phản ứng tích cực với đề nghị của ông Khatib.
Theo ông Ban Ki-moon, Hội đồng bảo an không thể tiếp tục đứng ngoài cuộc nữa mà cần sẵn sàng, tập hợp lại và thiết lập những mốc cho quá trình chuyển giao dân chủ có thể cứu giúp Syria.
[Tổng thư ký LHQ kêu gọi chính quyền Syria đối thoại]
Hồi cuối tháng 1, Chủ tịch Liên minh Dân tộc Syria đối lập Khatib nói rằng ông sẵn sàng đối thoại trực tiếp với đại diện của chính quyền Syria với các điều kiện bao gồm việc thả 160.000 người hiện bị giam giữ.
Chế độ của Tổng thống Assad cho biết họ cũng không phủ nhận đối thoại nhưng phải là không có điều kiện tiên quyết.
Đề nghị của ông Khatib nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, Liên đoàn Arập (AL) cũng như của Nga và Iran. Tuy nhiên, nội bộ Liên minh Dân tộc Syria lại bất đồng về đề nghị đối thoại này khi Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) - thành phần chính của liên minh - bác bỏ.
Trong khi đó, ngày 11/2, hãng thông tấn chính thức của Syria SANA dẫn lời Tổng thống Assad khẳng định không cúi đầu trước sức ép đang gia tăng và những "mưu đồ" đang không chỉ nhằm vào Syria mà vào tất cả các nước Arập./.
(TTXVN)